Lịch sử là gì? Khái niệm về môn lịch sử và khoa học lịch sử?

Lịch sử là những gì đã sảy ra trong quá khứ, môn học lịch sử chắc hẳn đã rất quen thuộc với mỗi chúng ta, theo đó ta thấy được những sự kiện và dòng thời gian đã diễn ra như thế nào và đem dại dấu ấn như thế nào đối với xã hội và với con người.

1. Lịch sử là gì?

Quốc gia hay dân tộc nào cũng sẽ đều có nguồn gố hình thành hay quá trình lịch sử để tạo ra nó cho thể hệ sau nối tiếp cụ thể khi nói về lịch sử có thê hiểu là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

Hay ở phạm vi nhỏ hơn đối với chúng ta mỗi con người, mỗi làng xóm, mỗi dãy phố…cũng đều trải qua những đổi thay theo thời gian mà chủ yếu do con người tạo nên. Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình; biết được tổ tiên, ông cha đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay, từ đó biết quý trọng những gì mình đang có; biết ơn những người đã làm ra nó, cũng như biết mình phải làm gì cho đất nước. Học lịch sử còn để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay.

3. Môn lịch sử là gì?

Như đã trình bày ở trên, hiện vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về nội hàm của khái niệm này.

Khi nói về môn lịch sử chúng ta thường được học những sự kiện và những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử là một nội hàm lớn, bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện, do đó khó định nghĩa chính xác và đầy đủ.

Định nghĩa ngắn gọn của Ts.Sue Peabody:

“Lịch sử là một câu chuyện chúng ta nói chúng ta là ai.”

Theo nhà văn Victo Huygo: Lịch sử là gì? Đó là tiếng vọng của quá khứ và tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khứ. Quan điểm triết học của Karl Marx cho rằng : Lịch sử là các tồn tại xã hội từ trước đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp..

Hay cũng bàn về khái niệm này thì các nhà các học La Mã Ciceron đưa ra quan điểm “historia magistra vitae” (lịch sử chính yếu của cuộc sống” với yêu cầu đạt tới “lux veritatis” (ánh sáng của sự thật). Gs Hà Văn Tấn có viết “ lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức chúng ta. Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau”.

Hay xét theo cách dùng thông thường là quá khứ con người, cách sử dụng chuyên môn là quá khứ con người hoặc qan trọng hơn là tra vấn về bản tính của quá khứ con người, với mục đích à chuẩn bị cho sự giải thích xác thực một hay nhiều phương diện của nó. Thuật ngữ này cũng quy chiếu, cả theo cách dùng chuyên môn lẫn cách dùng thông thường, đến các bản văn ghi chép về các sự kiện trong quá khứ. Từ quan điểm lịch sử – nghĩa là, từ lập trường của lịch sử bản thân tư duy lịch sử – về đại thể, lịch sử có thể được định là truyền thống học thuật, ghi chép, xác định niên đại từ thời cổ đại, dựa trên sự tra vấn thuần lý về bản tính sự kiện của quá khứ con người.

Hay chúng ta thử với các ngôn ngữ khác nhau thì sẽ có khái niệm về lịch sửu để nhìn nhận về môn học này cụ thể Chữ “historia” trong tiếng Hy Lạp có gốc là động từ “nhìn” và “histor” có nghĩa là “sự chứng kiến bằng mắt”. Từ nghĩa này được phát triển thành “người khảo sát những sự chứng kiến và biết được sự thật qua tra vấn”.

Ở thời Hy Lạp hóa và La Mã, “Lịch sử” dùng để chỉ tự sự của người ta vấn. Một sợ thay đổi ngữ nghĩa diễn ra, trong đó các ý niệm về sự tìm tòi nghiên cứu và sự chứng thực phụ thuộc vào nghệ thuật trình bày. Từ nghĩa này, “lịch sử” được hiểu theo nghĩa là “câu chuyện”, dùng để chỉ sự hư cấu và tự sự sự kiện.

Trong thời trung đại, “lịch sử” mang nghĩa là toàn bộ diễn trình các sự biến của con người.

Nếu xét về bộ môn lịch sử và theo ghi chép của các nhà sử học chuyên nghiệp đều có quan điểm để cho rằng “lịch sử: có ý nghĩa là nghiên cứu học thuật về bản tính sự kiện của quá khứ con người. Những cuộc tranh luận về “bản tính” của lịch sử trở nên quyết liệt và mạnh mẽ hơn trong thế kỉ 20 với sự xác nhận lịch sử là “nghệ thuật” hay là “khoa học”.

Hay theo một nhà sử học nổi tiếng đó là nhà sử học Anh G. M. Trevelyan công kích mô hình khoa học thì ông đã đưa ra những quan điểm riêng của mình để cho rằng “theo bản chất bất biến của nó, lịch sử là một ‘câu chuyện’” đối với ý nghĩa này ta tạm hiểu theo ý ông muốn nói là “nghệ thuật của lịch sử vẫn luôn là nghệ thuật của tự sự”. Mặt khác, một số nhà sử học cương quyết khẳng định rằng lịch sử là một môn khoa học xã hội. Cách thông thường nhất để tránh trách nhiệm trong cuộc tranh luận này là cho rằng lịch sử là sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật và khoa học và nói rằng nó giữ vị thế tự trị trong các ngành khoa học nhân văn.

3. Khoa học lịch sử là gì?

Đây là hệ thống các tri thức giúp cho sự nhận thức về quá trình phát sinh và phát triển của lịch sử tự nhiên, xã hội loài người, các nền văn minh, các dân tộc, các lĩnh vực hoạt động của con người ( đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá, tư tưởng…) ngày càng phong phú, sâu sắc và chính xác.

Chúng ta nhìn trên khía cạnh của khoa học lịch sử thì ở thời kì cổ đại, khi chưa có lịch sử thành văn cho đến thế kỉ 20, KHLS đã đi một con đường dài vì sự vận động của lịch sử, là tổng hoà các sự biến đổi của địa lí, khí hậu, dân số, kinh tế, giao lưu kinh tế văn hoá, chiến tranh. Tư liệu, sưu tầm và lưu trữ tư liệu là hết sức quan trọng đối với KHLS. Trong thời kì cổ đại, việc nghiên cứu lịch sử gặp nhiều khó khăn do thiếu nhiều tư liệu thành văn. Các môn khảo cổ học, cổ tự học, cổ tiền học, lịch sử truyền miệng trong dân gian đã góp phần khắc phục khó khăn đó.

Thời kì hiện đại, đặc biệt là hiện nay, với sự bùng nổ thông tin, tư liệu lịch sử vô cùng phong phú, đa dạng (các hệ thống thông tin, báo chí, tin học, thống kê, điện ảnh…).

Cho tới bây giờ thì khái niệm về khoa học lịch sử đã phát triển toàn diện, từ đối tượng, phương pháp, kĩ thuật đến các lĩnh vực nghiên cứu và lí thuyết và các nhà khoa học lịch sử hiện đại không chỉ áp dụng phương pháp phê phán tư liệu về hình thức và nội dung mà còn sử dụng nhiều phương pháp mới như so sánh, thống kê, toán học, diễn tả, điều tra, phỏng vấn, vv. Lĩnh vực nghiên cứu lịch sử cũng ngày càng mở rộng, từ lịch sử thế giới đến lịch sử các quốc gia, dân tộc.

Nghiên cứu lĩnh vực cũng không dừng lại ở lịch sử chung mà ngày càng đi sâu vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, nhà nước, pháp luật, văn hoá, khoa học, tư tưởng, các ngành, các địa phương, các giới, các đảng phái chính trị, các chính sách xã hội. Thực tế đó đặt ra cho KHLS phải có sự phối hợp liên ngành với các môn kinh tế học, xã hội học, dân tộc học, nhân học, tâm lí học, ngôn ngữ học, văn hoá dân gian, .v.v.

Trước đây, trong nghiên cứu lịch sử, dù ở phương Đông hay phương Tây đã xuất hiện trường phái biên niên. Ngày nay, đã có thêm nhiều trường phái và lí thuyết: lịch sử thực chứng, lịch sử sự kiện, lịch sử định lượng, lịch sử định tính, triết học lịch sử, vv. Mỗi trường phái và lí thuyết đó đều có ý tưởng nhất định, nhưng trong lĩnh vực này cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò to lớn của học thuyết duy vật lịch sử, đã cung cấp cho KHLS một phương pháp luận đáng tin cậy, để giải thích các quá trình lịch sử và tìm ra các quy luật lịch sử.

Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời được thể hiện một phần quan trọng trong lịch sử dân tộc. Trải qua các triều đại phong kiến trước đây, các Quốc sử quán và Viện Hàn lâm đã để lại những bộ lịch sử quý giá phản ánh sự nghiệp bảo vệ dân tộc và xây dựng đất nước.

Truyền thống coi trọng lịch sử dân tộc đã được phát huy từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Sự ra đời của Ban nghiên cứu Văn Sử Địa năm 1953 đã mở đầu cho một giai đoạn mới của KHLS Việt Nam. Công tác sưu tầm, lưu trữ, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, các viện bảo tàng ở trung ương và địa phương. Sự hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới về khoa học xã hội nói chung, KHLS nói riêng từng bước được phát triển.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )