Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động công chứng, chứng thực. Bài tập nhóm Pháp luật công chứng, chứng thực 9 điểm.
Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động công chứng, chứng thực. Bài tập nhóm Pháp luật công chứng, chứng thực 9 điểm.
MỞ ĐẦU
Công chứng, chứng thực là hoạt động mang tính chất pháp lý, được thực hiện thường xuyên và phổ biến trong đời sống của người dân. Có thể nói, mặc dù không còn quá xa lạ với các thủ tục công chứng, hay chứng thực nhằm đáp ứng đòi hỏi về mặt pháp lý cho các giao dịch hay giấy tờ, chữ ký… trong đời sống thường ngày,nhưng có lẽ ít người hiểu được ý nghĩa thực sự của hai hoạt động này, cùng sự hình thành, phát triển của nó trong lịch sử. Nắm được điều này, cũng là sự bổ sung kiến thức hợp lý nhằm phân biệt và nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như những thay đổi tích cực của Nhà nước ta đối với việc cố gắng xây dựng và hoàn thiện hoạt động pháp lý thiết yếu này.
I. Khái niệm, đặc điểm của công chứng, chứng thực
1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động công chứng:
Khái niệm : Điều 2 của Luật công chứng định nghĩa công chứng như sau:
Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Đặc điểm của hoạt động công chứng:
– Hoạt động công chứng đảm bảo an toàn pháp lí cho các hợp đồng, giao dịch
– Hoạt động công chứng tạo lập các văn bản có giá trị chứng cứ
– Hoạt động công chứng là hoạt động mang tính chuyên môn, nghề nghiệp
– Hoạt động công chứng chịu sự quản lí chặt chẽ của Nhà nước
II. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động công chứng, chứng thực ở Việt Nam qua các thời kì.
1. Thời kì Pháp thuộc đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Hoạt động công chứng xuất hiện khá sớm ở Việt Nam, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Hoạt động công chứng của nước ta ở giai đoạn này đều áp dụng theo mô hình của Pháp chủ yếu phục vụ cho chính sách cai trị của Pháp tại Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Tiêu biểu là Sắc lệnh ngày 24 tháng 8 năm 1931 của Tổng thống Cộng hòa Pháp về tổ chức công chứng ( được áp dụng ở Đông Dương theo quyết định ngày 7 tháng 10 năm 1931 của Toàn quyền Đông Dương theo quyết định ngày 7 tháng 10 năm 1931 của Toàn quyền Đông Dương P. Pasquies). Theo đó, người thực hiện công chứng là công chứng viên mang quốc tịch Pháp do Tổng thống Pháp bổ nhiểm và giữ chức vụ suốt đời. Quy chế công chứng viên do Nhà nước bổ nhiệm,(cụ thể do tổng thống Pháp bổ nhiệm và giữ chức vụ suốt đời). Công chứng viên hoạt động với tư cách là người thi hành công vụ, hoạt động mang tính chất của người hành nghề tự do.Khi đó Việt Nam chỉ có một văn phòng công chứng ở Hà Nội, ba văn phòng công chứng ở Sài gòn, ngoài ra ở các thành phố Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng thì việc công chứng do Chánh lục sự
2. Thời kì sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1991
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 1 tháng 10 năm 1945 Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Vũ Trọng Khánh đã ký quyết định về một số vấn đề liên quan đến hoạt động công chứng như: bãi chức công chứng viên người Pháp tên Deroche tại văn phòng công chứng, bổ nhiệm một công chứng viên người Việt Nam là ông Vũ Quý Vỹ đang là luật sư tập sự tại Tòa thượng thẩm Hà Nội thay thế cho công chứng viên người Pháp tại Hà Nội, những quy định cũ về công chứng của Pháp vẫn được áp dụng, trừ những quy định trái với chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568