Lịch nghỉ Tết năm 2019: Tết dương lịch, Tết Nguyên đán, lương tháng 13. Tiền thưởng Tết năm 2019 được quy định như thế nào?
Tết Dương lịch năm 2019 đã đến gần, Tết Kỷ Hợi chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa, chúng ta lại quan tâm đến Tết này được nghỉ bao nhiêu ngày? Tết này được thưởng nhiều không? Lịch nghỉ từ bao giờ đến bao giờ? Vì vậy mọi người sẽ băn khoăn thời gian nghỉ tết là bao lâu, tiền thưởng tết như thế nào để có thể sắp xếp có một kỳ nghỉ tết ấm no và tràn đầy hạnh phúc.
1. Lịch nghỉ tết:
* Tết Dương lịch 2019:
Theo “
– Người làm việc trong cơ quan nhà nước, cụ thể là cán bộ, công chức, viên chức: Nghỉ 04 ngày, từ thứ Bảy ngày 29/12/2018 đến hết thứ Ba 01/01/2019 và đi làm bù vào thứ Bảy ngày 05/01/2019. Về bản chất là vẫn được nghỉ 01 ngày nhưng được sắp xếp hợp lý giữa ngày nghỉ hàng tuần và nghỉ Tết dương.
– Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp có nội quy quy chế riêng, có doanh nghiệp ngày nghỉ hàng tuần không phải là thứ 7, chủ nhật, có doanh nghiệp chỉ nghỉ chủ nhật, vì vậy, tùy yêu cầu của công việc mà doanh nghiệp có thể bố trí cho người lao động nghỉ theo lịch nghỉ của cán bộ công chức như trên hoặc chỉ nghỉ 01 ngày – là ngày thứ Ba (01/01/2019).
* Tết âm lịch 2019:
Theo quy định tại Điều 8
Tuy nhiên, dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm nay khá đặc biệt, dù người sử dụng lao động có chọn “combo” nào thì thời gian nghỉ vẫn kéo dài như nhau đến 9 ngày. Bởi vậy, các bạn có thể tự tính được lịch nghỉ Tết Âm lịch 2019 chính thức. Cụ thể như sau:
– Đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp có chế độ nghỉ 01 ngày/tuần (nghỉ vào ngày Chủ nhật hằng tuần)
Được nghỉ 06 ngày liên tiếp, từ ngày 29 tháng Chạp năm Mậu Tuất (tức ngày 3/2/2019) cho đến hết ngày 4 tháng Giêng năm Kỷ Hợi (tức ngày 8/2/2019).
– Đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp có chế độ nghỉ 02 ngày/tuần (nghỉ vào ngày Thứ bảy và Chủ nhật hằng tuần)
Được nghỉ 09 ngày liên tiếp, từ ngày 28 tháng Chạp năm Mậu Tuất (tức ngày 2/2/2019) cho đến hết ngày 6 tháng Giêng năm Kỷ Hợi (tức ngày 10/2/2019).
2. Tiền thưởng tết
Tiền thưởng cuối năm hay tiền thưởng Tết là vấn đề mọi người quan tâm. Người lao động làm việc cả một năm chỉ chăm được một khoản thưởng Tết “bự bự” để có dịp nghỉ lễ ấm no, đầy đủ. Bởi Tết nguyên đán là đợt nghỉ lễ lớn nhất, lâu nhất năm, đây cũng là khoảng thời gian người lao động chi tiêu nhiều nhất. Vậy tiền thưởng Tết âm lịch ở các khối lao động như thế nào?
Đối với công chức: khoản 2, Điều 12 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định về quyền của cán bộ, công chức về các chế độ liên quan đến tiền lương như sau: Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Đối với viên chức: tại khoản 3, Điều 12 của
Đối với người lao động, tại Điều 103 của “
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở – Đối với doanh nghiệp có công đoàn.
Đối với tiền thưởng của người lao động trong các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, tại điều 8,
Theo những quy định nêu trên cho thấy, việc chi tiền thưởng thưởng cho người lao động, cán bộ, công chức, viên chức phụ thuộc vào 02 yếu tố: Một là ý kiến chủ quan của người sử dụng lao động – tình hình sản xuất của doanh nghiệp, Hai là theo quy chế công ty đã công bố với tập thể người lao động cũng như mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Thời gian để được tính thưởng Tết thường sẽ là thời gian 12 tháng năm tài chính của doanh nghiệp, hoặc tùy thuộc vào quy định của từng doanh nghiệp, có thể căn cứ vào hợp đồng lao động hoặc cộng dồn thời gian học việc, thử việc…
Hình thức trả thưởng: Có thể bằng tiền mặt, hiện vật hoặc thưởng bằng chính sản phẩm của doanh nghiệp. Pháp luật khuyến khích chủ doanh nghiệp thưởng Tết bằng tiền cho người lao động để họ có điều kiện chi tiêu, mua sắm nhưng không bắt buộc và cũng không cấm dùng hiện vật để thay thế thưởng Tết cho người lao động.
Theo quy định này, về bản chất việc thưởng tết thế nào phải căn cứ vào Quy chế thưởng của Công ty để biết được việc thưởng như trên có đúng hay không. Nhân viên của Công ty hoàn toàn có quyền thỏa thuận, đề nghị với Giám đốc công ty về việc điều chỉnh mức thưởng Tết phù hợp với tình hình thực tế Công ty và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
3. Tiền lương tháng thứ 13
Có một lưu ý rất lớn đối với người lao động, đó là khái niệm “Lương tháng 13” không có trong “
“1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức, đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”
Vì vậy, “lương tháng 13” được hiểu chính là khoản tiền thưởng mà doanh nghiệp trả cho người lao động sau một năm (12 tháng cống hiến) cho doanh nghiệp dựa vào thành quả làm việc của người lao động và sự làm ăn “thịnh phát” của công ty. Đây là khoản tiền thưởng không bắt buộc người sử dụng lao động phải trả mà phụ thuộc vào quy chế của tùy từng công ty, hoặc thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động tại thời điểm ký kết HĐLĐ, TƯLĐTT. Đây được hiểu là khoản tiền tri ân sự gắn bó của người lao động, cũng như chính sách của doanh nghiệp nhằm thu hút nguồn lực cho công ty.
Tuy vậy, ở một số công ty Lương tháng 13 lại được xem là 1 khoản tiền lương chính và được quy định cụ thể ở một điều khoản gọi là “Lương tháng 13” được ghi trong HĐLĐ hoặc trong quy chế trả lương hoặc thỏa ước lao động tập thể của công ty. Trường hợp này, lương tháng 13 chính là tiền lương chứ không phải tiền thưởng như đã đề cập ở trên. Vì vậy, người sử dụng lao động có nghĩa vụ chi trả đúng như đã thỏa thuận.
Lương tháng 13 KHÔNG PHẢI là tiền thưởng Tết Âm lịch. Nhiều người lầm tưởng rằng lương tháng 13 chính là khoản tiền thưởng Tết Âm lịch mà người lao động được nhận hằng năm. Song thực tế đa số các công ty đều vừa trả lương tháng 13 gộp với thưởng Tết cho người lao động luôn. Và cũng có công ty chỉ thưởng Tết Âm lịch mà không có lương tháng 13 cho người lao động. Mỗi công ty sẽ có quy định riêng về điều kiện hưởng lương tháng thứ 13. Ví dụ như:
– Lao động làm đủ tối thiểu 12 tháng/ năm thì sẽ được hưởng ít nhất 1/2 – 1 tháng lương; Nếu không làm đủ 12 tháng thì sẽ tính theo tỉ lệ thời gian tương đương.
– Đưa ra điều kiện về năng suất lao động, thành quả lao động bắt buộc đối với người lao động,..v..v..
Dù là lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết âm lịch, thưởng Tết dương lịch đi chăng nữa, xét cho cùng, đây cũng vẫn là những khoản người lao động xứng đáng được hưởng sau 1 năm lao động vất vả và gắn bó với doanh nghiệp. Có thể ít, nhiều nhưng hầu như không người sử dụng lao động nào không thưởng Tết cho người lao động. Vì vậy, bài viết này có thể giúp các bạn nắm rõ hơn bản chất pháp lý của các khoản tiền thưởng, lương cuối năm để đảm bảo quyền lợi của mình tốt hơn.