Hằng năm, kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các người dân vì đánh giá được năng lực và trình độ của một thế hệ trẻ đất nước .Vậy lên mạng dự đoán đề thi tốt nghiệp THPT có bị xử phạt?
Mục lục bài viết
1. Lên mạng dự đoán đề thi tốt nghiệp THPT có bị xử phạt hay không?
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông là một trong những kỳ thi quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Học sinh khi tham gia kỳ thi tốt nghiệp này có ý nghĩa quyết định đối với định hướng trong tương lai liên quan đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của công dân sau này.
Thời điểm diễn ra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông có rất nhiều luồng ý kiến xoay quanh vấn đề này đặc biệt về đề thi tốt nghiệp. Không khó để nhận thấy những bài viết thảo luận dự đoán về đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Xét về mặt pháp lý thì theo Điều 25 Hiến pháp 2013 đã quy định công dân được trao quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và hoàn toàn có thể được tiếp cận thông tin hội họp, lập hội hoặc tiến hành biểu tình. Tuy nhiên, quyền của công dân phải được thực hiện theo quy định của pháp luật đã đề ra.
Như vậy, công dân hoàn toàn có thể được phép đưa ra ý kiến quan điểm của mình trong phạm vi pháp luật cho phép. Đặc biệt, liên quan đến việc dự đoán đề thi trung học phổ thông thì bất kỳ ai cũng có quyền được đưa ra quan điểm ý kiến và dự đoán riêng của cá nhân về đề thi trong tương lai. Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý rằng mức độ truyền đạt thông tin hoặc dự đoán đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông phải có sự chừng mực nhất định và các thông tin cũng phải sử dụng những từ ngữ chuẩn mực.
Trong bài viết dự đoán đề thi tốt nghiệp mà có yếu tố khẳng định hay đưa bất kỳ thông tin có tính xác thực về nội dung đề thi hoặc cung cấp các thông tin làm lộ đề thi thì có thể bị xử phạt đối với hành vi cung cấp chia sẻ thông tin bị đặt gây hoang mang trong dư luận. Nếu cơ quan điều tra đánh giá hành vi này có mức độ nguy hiểm thì có thể sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Như vậy quyền tự do ngôn luận hay thảo luận nêu ra ý kiến của công dân đã được ghi nhận rõ trong Hiến pháp là đạo luật gốc của quốc gia. Tuy nhiên những quan điểm hoặc ý kiến cá nhân đưa ra phải được thực hiện trong phạm vi pháp luật cho phép phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Pháp luật cũng chưa có quy định nào cụ thể liên quan đến việc xử phạt hành vi dự đoán một vấn đề nào đó và thực tế những người dự đoán đề thi không cam kết cho kết quả dự đoán của mình, không yêu cầu người tiếp cận thông tin dự đoán phải trả lợi ích nào cho mình và cũng không mang tính ràng buộc cho bất kỳ ai phải tin vào dự đoán đó thì cũng không có cơ sở để xử phạt người này. Trước khi lựa chọn việc dự đoán đề thi trung học phổ thông cá nhân nên cần đặc biệt lưu ý về khả năng xảy ra những mặt tiêu cực như gây ảnh hưởng tâm lý niềm tin của học sinh đối với phạm vi ôn thi. Điều này dẫn đến hệ quả xấu trong việc diễn ra nhiều tình trạng học tủ và tác động lớn đến kết quả bài thi thực tế nếu không may không học đúng nội dung mình ôn thi.
2. Có bị xử phạt vì đoán đúng đề thi THPTQG không?
như đã biết pháp luật đều cho phép cá nhân được thể hiện rõ quan điểm sự suy đoán dự tính của mình đối với đề thi Trung học phổ thông Quốc gia Tuy nhiên nếu việc suy đoán này có tính chất khẳng định và làm cho người khác chắc chắn sẽ tin tưởng về cái dự đoán này thì có thể sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục đã được quy định tại
Cụ thể theo Điều 101 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP thì hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội” sẽ áp dụng mức phạt tiền như sau:
Cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện truyền bá một số thông tin như sau:
– Nếu được sử dụng mạng xã hội để cung cấp chia sẻ các thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống hoặc với mục đích xúc phạm uy tín của cơ quan tổ chức hoặc danh dự nhân phẩm của cá nhân;
– Những thông tin cổ súy cho các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc mà cũng được chia sẻ cung cấp thông tin tùy tiện trên mạng xã hội;
– Hoặc những thông tin liên quan đến việc miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh d,ị rùng rợn gây ảnh hưởng đến tâm lý của người sử dụng mạng xã hội;
– Những thông tin cung cấp trên mạng xã hội được nhiều cá nhân tiếp cận nhưng các thông tin thường là bị đặt gây hoang mang, kích động bạo lực, tội ác hoặc tệ nạn xã hội đánh bạc;
– Nếu trên thực tế một cá nhân thực hiện việc chia sẻ cung cấp các tác phẩm, báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền thậm chí có những trường hợp có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu nhưng vẫn cố tình vi phạm;
– Ngoài ra việc tiến hành cung cấp chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện được thể hiện không đủ chủ quyền quốc gia chia sẻ đến những đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
Như vậy, nếu cá nhân sử dụng mạng xã hội để đoán đề thi trung học phổ thông quốc gia nếu trên thực tế thông tin này chỉ là giả mạo, không đúng sự thật nhưng vẫn tuyên truyền, khẳng định gây hoang mang trong người dân thì có thể bị xử phạt hành chính từ 10 đến 20 triệu đồng.
Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý rằng việc cung cấp chia sẻ thông tin để gây hoang mang trong nhân dân phải được xem sẽ thật kỹ bởi trên thực tế có những trang fanpage dự đoán đề thi liên tiếp đều trúng tên bài nhưng để nói đây là thông tin gây hoang mang dư luận thì cũng chưa đủ khả năng để khẳng định. Những nội dung mà cá nhân thực hiện việc chia sẻ chị dựa trên tính chất chủ quan thông qua kết cấu của bài thi năm trước hoặc những kinh nghiệm thực tế và chỉ dừng lại ở mức dự đoán và may mắn đã đoán trúng thì không đủ cơ sở để xử phạt vì đã đoán đúng đề thi.
3. Giả dạng viết bài dự đoán nhưng mục đích là làm lộ đề thi thì có bị truy cứu hình sự không?
Việc dự đoán và cung cấp các thông tin liên quan đến đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông mà được đánh giá là lộ đề thi tốt nghiệp thì sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Hành vi để lộ đề thi được hiểu là việc một cá nhân cố tình lan truyền đề thi, nội dung của đề thi ra ngoài để cho cá nhân khác tiếp cận thông tin trong khi đề thi vẫn chưa được mở túi niêm phong đề thi. Hiện nay, theo Quyết định 809/QĐ-TTg thì đề thi Trung học phổ thông quốc gia sẽ được sử dụng áp dụng cho tất cả các thí sinh thi tốt nghiệp trên cả nước và đây được xác định là kỳ thi cấp quốc gia nằm trong phạm vi bí mật của nhà nước.
Theo quy định tại Điều 1 của Quyết định 809/QĐ-TTg thì bí mật nhà nước độ tối mật bao gồm cả đề thi chính thức, đề thi dự bị, hoặc những đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, Ngoài ra, còn liên quan đến các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thí sinh chọn đội tuyển Olympic Quốc tế và khu vực chưa công khai.
Chính vì vậy khi đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông chưa được cơ quan có thẩm quyền công bố nhưng lại bị một cá nhân hoặc tổ chức khác phát tán thì được xem là hành vi làm lộ bí mật nhà nước. Đã xác định hành vi làm lộ bí mật nhà nước thì cá nhân không thể tránh khỏi việc bị truy tố trách nhiệm hình sự. Bởi theo quy định tại điều 337 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước tội chiếm đoạt mua bán được tiêu hủy và tổng tài liệu bí mật nhà nước sẽ bị áp dụng với các mức hình phạt dưới đây:
– Mức phạt tù sẽ được áp dụng từ 2 năm đến bảy năm nếu người nào cố tình làm lộ bí mật nhà nước thực hiện hành vi chiếm đoạt hoặc mua bán với một cá nhân tổ chức khác và tiêu hủy và thuộc tài liệu bí mật nhà nước nếu không thuộc trường hợp được quy định tại điều 110 của bộ luật này thì sẽ bị áp dụng khung hình phạt nêu trên;
– Mức phạt tù có thể lên tới từ 5 năm đến 10 năm nếu cá nhân thành có hành vi vi phạm Đối với các trường hợp dưới đây:
+ Bí mật Nhà nước được xác định thuộc độ tối mật nhưng cố tình hình thực hiện hành vi tiết lộ;
+ Một cá nhân lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để gây áp đặt hoặc tác động vào quá trình công bố tài liệu bí mật nhà nước;
+ Ngoài ra hành vi nếu gây tổn hại về quốc phòng an ninh hoặc đối ngoại kinh tế văn hóa của quốc gia cũng có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự với khung hình phạt này. như vậy hành vi làm lộ đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia được xác định là hành vi làm lộ bí mật nhà nước thuộc độ tối mật do đó em cứ theo quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 thì mức xử phạt có thể tối đa là 10 năm tù.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Hiến pháp 2013;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi 2017;
– Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản