Tuyên bố một người mất tích là quyết định của Tòa án thực hiện theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan đến cá nhân bị mất tích. Vậy lệ phí yêu cầu tuyên bố một người mất tích là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền, lệ phí phải nộp cho Tòa án khi giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích:
Lệ phí được hiểu là các khoản tiền được ấn định và tổ chức cá nhân phải bắt buộc thực hiện khi cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ những công việc quản lý Nhà nước. Lệ phí được áp dụng trên thực tế theo danh mục lệ phí đã được ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 37/VBHN-VPQH 2020 Luật phí và Lệ phí. Với cách hiểu trên thì lệ phí Tòa án được hiểu đơn giản là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân sẽ phải nộp khi yêu cầu Tòa án giải quyết một việc dân sự hoặc thực hiện các hoạt động khác liên quan thuộc thẩm quyền của Tòa án. Ngày nay, lệ phí Tòa án được Ủy ban thường vụ quốc hội quyết định. Đối với yêu cầu giải quyết các vấn đề khác nhau thì lệ phí để giải quyết cũng sẽ có sự khác nhau. Theo quy định tại Điều 4 của Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQ thì mức lệ phí mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết bởi Tòa án như sau:
– Lệ phí khi có yêu cầu giải quyết các vụ việc về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án được thực hiện trong một số các yêu cầu nhất định có thể kể đến như:
– Cá nhân, tổ chức có hoạt động yêu cầu Tòa án tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người không có năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc cá nhân này gặp những khó khăn trong quá trình nhận thức và làm chủ hành vi của mình;
– Nếu nhận được hồ sơ yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc quản lý tài sản của người đó thì Tòa án cũng sẽ có thẩm quyền giải quyết;
– Một cá nhân nếu đủ các điều kiện để tuyên là người mất tích hoặc mong muốn hủy bỏ quyết định tuyên bố của người mất tích thì Tòa án sẽ là cơ quan thực hiện đồng thời hai vấn đề này, có thể: yêu cầu tuyên bố hoặc có thể hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích;
– Cơ quan này sẽ tiến hành yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết;
– Đối với một văn bản công chứng có đầy đủ dấu hiệu cho thấy là vô hiệu thì có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản này vô hiệu;
– Bên cạnh đó, có thể yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án;
– Liên quan đến việc công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ hoặc công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 470 của Bộ luật này;
– Bạn có thể thực hiện các hoạt động yêu cầu xác định quyền sở hữu quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của luật thi hành án dân sự;
– Ngoài ra, thực hiện các yêu cầu khác về dân sự trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Với quy định nêu trên cá nhân khi có yêu cầu giải quyết về việc tuyên bố một người mất tích hoàn toàn thuộc thẩm quyền của tòa án giải quyết yêu cầu này trong những trường hợp đã được ghi nhận tại khoản 1 của điều 4 về lệ phí tòa án trong Nghị quyết 36/2016/NQ-UBTVQH. Liên quan đến mức lệ phí khi thực hiện yêu cầu này hiện nay trong phụ lục của Nghị quyết 36/2016/NQ-UBTVQH cũng đã ghi nhận rằng lệ phí sơ thẩm nhu cầu tuyên bố một người mất tích là 300.000 đồng theo danh mục lệ phí Tòa án đã được quy định.
2. Người yêu cầu tuyên bố một người mất tích thuộc hộ nghèo có được miễn lệ phí không?
Có thể thấy, việc nộp án phí hoặc lệ phí cho Tòa án là một trong những trách nhiệm cá nhân khi có yêu cầu giải quyết liên quan đến các vấn đề về hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại hoặc lao động sẽ phải thực hiện. Nhưng trên thực tế vẫn tồn tại những trường hợp không bắt buộc phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án và không phải chịu lệ phí Tòa án. Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị quyết 36/2016/NQ-UBTVQH đã ghi nhận những trường hợp sau đây sẽ không bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án hoặc không phải chịu lệ phí Toà án, có thể kể đến:
– Đối với các cá nhân là người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp hợp tác xã đã được quy định tại khoản 2 Điều 5 hoặc điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật Phá sản sẽ không bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ này;
– Đối với trường hợp ban chấp hành công đoàn cơ sở có yêu cầu nhờ Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công khi được diễn ra;
– Khi cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc nhờ tòa án can thiệp vào việc thay đổi người trực tiếp nuôi con hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên; trong một số trường hợp một người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 10 cũng như các nội dung được ghi nhận trong khoản 5 Điều 84 và khoản 2 Điều 86, và các hướng dẫn được ghi nhận tại khoản 2 Điều 119 của Luật hôn nhân và gia đình; cơ quan nhà nước khi có yêu cầu Tòa án cung cấp các bản sao, trích lục bản án thì cũng sẽ không phải thực hiện việc nộp tiền tạm ứng lệ phí hoặc tiền lệ phí tòa án;
– Khi Viện kiểm sát có kháng nghị quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm về cơ quan này cũng không phải thực hiện nghĩa vụ về lệ phí;
– Bên cạnh đó, một số các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án và pháp luật có quy định.
Đòng thời, tại khoản 2 của Điều 12 Nghị quyết 36/2016/NQ-UBTVQH đã ghi nhận những trường hợp và trẻ em cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người cao tuổi hoặc là người khuyết tật; Bên cạnh đó, phải xem xét đến việc cá nhân này có công với cách mạng hay không hoặc có thuộc đồng bào dân tộc thiểu số các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sỹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ. Nếu cá nhân có yêu cầu giải quyết nằm trong trường hợp nêu trên thì sẽ được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án và lệ phí Tòa án thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết này.
Có thể khẳng định rằng, cá nhân yêu cầu tuyên bố một người mất tích nếu thuộc trường hợp là hộ nghèo hoàn toàn sẽ được miễn lệ phí theo đúng quy định.
3. Cơ quan nào có thẩm quyền miễn giảm tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án?
Tính đến thời điểm trước khi thụ lý việc dân sự nếu Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công nhận được yêu cầu hoặc đơn đề nghị miễn giảm tạm ứng lệ phí Tòa án thì Thẩm phán này phải có trách nhiệm xem xét và các nội dung đã được ghi trong đơn đề nghị; Cá nhân là thẩm phán được Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phân công sẽ có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng lệ phí phúc thẩm;
– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời điểm nhận được đơn yêu cầu đề nghị miễn, giảm lệ phí Tòa án trong khi mở phiên họp sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoàn toàn vẫn được cho phép. Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết việc dân sự có thẩm quyền xem xét đơn đề nghị miễn giảm lệ phí này đối với đương sự khi có yêu cầu;
– Trong thời gian 3 ngày làm việc tính từ ngày nhận đơn đề nghị miễn giảm tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án gửi kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn giảm thì Tòa án phải có trách nhiệm với việc thông báo bằng văn bản ghi nội dung miễn giảm hoặc trong trường hợp không thuộc diện được miễn giảm thì cũng phải trả lời bằng văn bản cho người đề nghị biết thông tin; Xét đến trường hợp nếu không miễn giảm thì cũng phải nêu được lý do;
Không chỉ đối với thời gian trước khi mở phiên họp sơ thẩm mà tại phiên họp thì Thẩm phán ở Hội đồng giải quyết việc dân sự nếu nhận được đơn yêu cầu miễn giảm lệ phí Tòa án thì các cơ quan này cũng phải có thẩm quyền xem xét yêu cầu trên khi ra quyết định giải quyết nội dung việc dân sự.
Như vậy, việc làm đơn đề nghị yêu cầu miễn hoặc giảm tiền lệ phí Tòa án hoàn toàn có thể thực hiện ở các giai đoạn khác nhau trong đó có thể kể đến trước khi tiến hành thụ lý việc dân sự, trước khi mở phiên Tòa xét xử phúc thẩm thì cá nhân hoàn toàn có thể làm thủ tục này và thậm chí tại trong phiên họp thì đương dự cũng có thể làm đơn yêu cầu để yêu cầu giảm hoặc miễn tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 37/VBHN-VPQH 2020 Luật phí và Lệ phí;
–