Quy định về ranh giới thửa đất? Lý do cần phải đo đạc xác định ranh giới đất? Lệ phí đo đạc và cắm mốc khi đề nghị địa chính thực hiện lại? Hướng dẫn thủ tục đo đạc, xác định lại ranh giới đất?
Đo đạc, xác định lại ranh giới đất trong giai đoạn hiện nay là một nhu cầu chính đáng của các chủ thể là những người sử dụng. Việc thực hiện đo đạc, xác định lại ranh giới đất trở nên rất phổ biến và có những ý nghĩa quan trọng trong thực tế. Pháp luật cũng đã ban hành quy định cụ thể về việc thực hiện đo đạc, xác định lại ranh giới đất. Lệ phí đo đạc và cắm mốc khi đề nghị địa chính thực hiện lại là một trong số những vấn đề rất được quan tâm. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về lệ phí đo đạc và cắm mốc khi đề nghị địa chính thực hiện lại.
Căn cứ pháp lý:
–
Mục lục bài viết
1. Quy định về ranh giới thửa đất:
Ranh giới thửa đất được hiểu như sau:
Trên thực tế và trong các văn bản pháp luật về đất đai trong giai đoạn hiện nay, ta nhận thấy rằng, đều có cách hiểu thống nhất về ranh giới thửa đất. Tại mục d điểm 2.3 khoản 2 Điều 8
“Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó”.
Ranh giới thửa đất trong một số trường hợp đặc biệt:
– Đối với trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì pháp luật quy định ranh giới được xác định sẽ là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó.
– Đối với trường hợp ruộng bậc thang thì ranh giới được xác định là đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của một người sử dụng đất hoặc một nhóm người khi các chủ thể đó cùng sử dụng đất (không phân biệt theo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa).
– Đối với trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0.5m thì ranh giới của thửa đất sẽ được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước. Trong trường hợp độ rộng của đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0.5m thì ranh giới thửa đất sẽ được xác định dựa theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước.
2. Lý do cần phải đo đạc xác định ranh giới đất:
Việc thực hiện đo đạc đất để nhằm các mục đích sau:
– Việc thực hiện đo đạc đất để nhằm làm sổ đỏ: Sổ đỏ là nơi thể hiện gần như đầy đủ nhất các thông tin được đưa ra về mảnh đất, trong đó có diện tích đất và ranh giới đất.
– Việc thực hiện đo đạc đất để nhằm mục đích tránh tranh chấp: Tranh chấp ranh giới, hàng rào là chuyện xảy ra rất nhiều tại Việt Nam. Việc đo đạc xác định ranh giới đất là để nhằm mục đích có thể giải quyết các vấn đề tranh chấp theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
– Việc thực hiện đo đạc đất để nhằm mục đích giải quyết tranh chấp đất đai: Trường hợp các bên xảy ra tranh chấp ranh giới đất trong khi ranh giới chưa được xác định hoặc không xác định rõ thì việc thực hiện đo lại diện tích đất ở cũng được xem là một trong số các giải pháp có ý nghĩa và vai trò quan trọng giúp giải quyết tranh chấp.
Thủ tục thực hiện đo đạc đất là việc làm bắt buộc khi các mảnh đất được nằm liền kề nhau. Ranh giới tuy nhỏ nhưng nó chính là đường phân cách xác định quyền của các chủ sở hữu khác nhau. Thủ tục thực hiện đo đạc đất nhằm mục đích để có thể tránh các tranh chấp và giải quyết các tranh chấp về đất đai trong cuộc sống hàng ngày.
3. Lệ phí đo đạc và cắm mốc khi đề nghị địa chính thực hiện lại:
Điều 3
– Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.
– Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 việc xác định ranh giới thửa đất được áp dụng như sau:
“Điều 11. Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất
1. Xác định ranh giới thửa đất
1.1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).
1.2. Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất”.
Như vậy, trong trường hợp thửa đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Khi ranh giới thực địa ở trên mảnh đất của các chủ thể thì các chủ thể có thể xin trích lục sơ đồ thửa đất để nhằm mục đích xác định đất của gia đình mình và cần phải yêu cầu cơ quan địa chính xuống đo, kiểm tra và cắm lại mốc ranh giới. Trường hợp bạn yêu cầu cơ quan địa chính xuống đo đạc, cắm mốc sẽ phải mất phí, mức phí sẽ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Hướng dẫn thủ tục đo đạc, xác định lại ranh giới đất:
Đo đạc, xác định lại ranh giới đất trong giai đoạn hiện nay là nhu cầu chính đáng của các chủ thể là những người sử dụng. Vấn đề đo đạc, xác định lại ranh giới đất đã được Luật Đất đai 2013 quy định và được hướng dẫn tại
Theo khoản 1, khoản 3 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì ta nhận thấy việc đo đạc, xác định lại ranh giới đất thuộc chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai. Điều 72a Nghị định 43/2014/NĐ-CP này quy định về thủ tục xác định lại diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đã được cấp sổ đỏ với nội dung cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền:
– Chủ thể là người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xác định lại diện tích đất ở tại Văn phòng đăng ký đất đai:
+ Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân.
+ Trường hợp có nhu cầu nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền.
+ Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính thì việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thông qua bộ phận một cửa theo Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
– Thành phần hồ sơ: Thành phần hồ sơ cho việc xin đo đạc lại đất cụ thể như sau:
+ Đơn xin xác nhận việc trích đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Đơn đề nghị xác định lại diện tích đất ở (theo quy định của Văn phòng đăng ký đất đai);
+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có.
Nếu không đủ điều kiện thì các chủ thể có thể yêu cầu chủ sử dụng đất bổ sung hồ sơ hoặc trả lại hồ sơ và giải thích lý do.
Bước 2: Tổ chức đo đạc:
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định sẽ căn cứ cụ thể vào các hồ sơ có liên quan và nội dung xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã tiến hành việc lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo đúng quy định pháp luật và thực hiện thông báo cho các chủ thể là những người sử dụng đất thời gian xuống để kiểm tra, đo đạc thực tế.
Sau khi các chủ thể đã ký hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ thực hiện bố trí cán bộ xuống đo đạc kiểm tra thực tế theo lịch và thiết lập 01 bộ hồ sơ địa chính theo quy định pháp luật.
Bước 3: Nhận kết quả đo đạc, xác định lại ranh giới:
Sau khi các chủ thể đã nhận được thông báo về việc đến nhận kết quả đo, chủ thể là người sử dụng đất đến thanh lý hợp đồng và nhận hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.