Đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền nên khi có hồ sơ đăng ký thì cần có trách nhiệm nộp lệ phí. Theo quy định thì lệ phí đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích mới nhất là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Lệ phí đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích mới nhất:
Lệ phí đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích là một trong những nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức khi yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện công nhận sáng chế và giải pháp hữu ích của mình. Lệ phí liên quan đến cấp văn bằng bảo hộ sáng chế bằng độc quyền giải pháp hữu ích sẽ phải được thực hiện ở nhiều các giai đoạn khác nhau trong đó phải kể đến từ giai đoạn nộp đơn đăng ký, giai đoạn cấp văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp, cũng như trong việc duy trì gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Ngoài ra, còn kể đến cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp các hoạt động công bố đăng bạ đại diện giáo dục công nghiệp.
Hiện nay, theo quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi Thông tư 31/2020/TT-BTC thì những khoản chi phí đăng ký vào các văn bản bảo hộ sáng chế được ghi nhận như sau:
– Đối với trường hợp nộp đơn đăng ký sáng chế giải pháp hữu ích:
+ Cá nhân, tổ chức sẽ phải hoàn tất thủ tục nộp nộp lệ phí bao gồm cả đơn tách và đơn chuyển đổi với giá trị là 150.000 đồng;
+ Bên cạnh đó, lệ phí cho việc yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của tổ chức thu phí lệ phí trong mỗi lần được phép ra hạn là 120.000 đồng;
– Khi chuyển sang giai đoạn cấp văn bằng bảo hộ giáo dục công nghiệp thì các khoản lệ phí mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện đó là lệ phí cơ quan đảm bảo hộ là 120.000 đồng;
+ Đối với đơn sáng chế có trên một điểm độc lập thì điểm độc lập thứ hai trở đi sẽ phải tiến hành nộp thêm cho mỗi điểm độc lập với mức phí là 100.000 đồng;
+ Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp thì lệ phí phải thực hiện đó là 120.000đ;
– Để tiến hành duy trì, gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì cần phải thực hiện 3 các khoản phí lệ phí như sau:
+ Để có thể duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích (áp dụng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích mỗi năm cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ thì lệ phí duy trì là 100.000 đồng);
+ Lệ phí để cá nhân, tổ chức duy trì, gia hạn hiệu lực muộn cho mỗi tháng nộp muộn là 10% lệ phí duy trì/ gia hạn;
Trong trường hợp cá nhân tổ chức yêu cầu chấm dứt thì bỏ hiệu lực hơn bằng bảo hộ thì mức lệ phí sẽ được áp dụng là 50.000 đồng;
– Các khoản lệ phí liên quan đến cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp công bố đăng bộ đại diện sở hữu công nghiệp;
+ Mức lệ phí 200.000 đồng sẽ được áp dụng đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
+ Khi tiến hành công bố quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện SHCN; Quyết định xóa tên người đại diện, Quyết định ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện SHCN (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp) thì mức lệ phí được áp dụng là 150.000 đồng;
+ Lệ phí đăng bạ Quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, (bao gồm cả sửa đổi thông tin); Quyết định xóa tên người đại diện, Quyết định ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện SHCN, (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp): 150.000 đồng.
2. Đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích sẽ được cá nhân nào thực hiện:
Theo quy định của Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2022 Luật sở hữu trí tuệ thì những cá nhân, tổ chức sau đây có quyền tiến hành đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích:
– Thứ nhất, đối với những tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình thì hoàn toàn có thể được đăng ký bằng độc quyền sáng chế;
– Thứ hai, đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, các phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó phải đảm bảo là không trái với quy định của pháp luật;
-nThứ ba, sáng chế được tạo ra do sử dụng các cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước được Chính phủ quy định về quyền đăng ký sáng chế;
– Thú tư, đối với trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân khi cùng hỗ trợ nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì những tổ chức, cá nhân này đều được pháp luật ghi nhận và có quyền đăng ký. Các bên để có thể tiến hành đăng ký sáng chế phải nhận được sự đồng ý từ tất cả các thành phần là tổ chức, cá nhân tham gia. Đồng thời các cá nhân, tổ chức nêu trên hoàn toàn có quyền được chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác thông qua các hình thức như hợp đồng bằng văn bản kể cả các trường hợp đã nộp đơn tiến hành đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
3. Thủ tục đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích mới nhất:
3.1. Hồ sơ thực hiện đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích:
Cá nhân, tổ chức để hoàn thiện hồ sơ đăng ký sáng chế giải pháp hữu ích cần thực hiện đày đủ các giấy tờ sau:
– Cần chuẩn bị 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, đánh máy được thực hiện theo mẫu số 01-SC Phụ lục A của Thông tư số
– Để hoàn thiện hồ sơ này thì có thêm 02 Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích; Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có). Nội dung ghi trong phần mô tả phải ghi nhận thông tin đầy đủ, rõ ràng của bản chất sáng chế:
+ Thông tin về tên sáng chế/giải pháp hữu ích là một trong các nội dung quan trọng không thể thiếu;
+ Ghi nhận đầy đủ các lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Cung cấp các thông tin về tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Cần có các nội dung nói lên bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Để cung cấp các thông tin dễ hiểu và hình dung đang hơn thì bản mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo có ý nghĩa lớn nếu được chuẩn bị;
+ Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích; Bên cạnh đó, có thể trình bày thêm ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích; Nội dụng về những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được.
– Trong trường hợp thực hiện viêc cấp văn bằng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích bởi tổ chức được ủy quyền thì cần chuẩn bị
– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn trong một số trường hợp cũng có thể chuẩn bị (nếu có);
– Đồng thời, các tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
– Nếu có các tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
3.2. Thủ tục, trình tự thực hiện hoạt động yêu cầu cấp văn bằng sáng chế, giải pháp hữu ích:
Bước 1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức có mong muốn cấp văn bằng thì cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ đã được hướng dẫn trong mục 3.1 bài viết.
Hồ sơ sẽ được đem nộp bởi cơ quan có thẩm quyền: Cục Sở hữu trí tuệ. Hình thức để nộp hồ sơ tương đối đa dạng, có thể kể đến:
+ Lựa chọn hình thức nộp đơn giấy ( có thể nộp đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ);
+ Hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 2. Xem xét, thẩm định hồ sơ
Cục Sở hữu trí tuệ khi tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức có trách nhiệm xem xét các nội dung, tài liệu yêu cầu để có hướng giải quyết tiếp theo:
– Giai đoạn 1: Thẩm định và công bố đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích
+ Theo quy định thì thời gian để thẩm định hình thức: 01 tháng;
+ Công bố đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích:
Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn;
Trường hợp đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế (sau đây gọi là “đơn PCT”) được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ đã vào giai đoạn quốc gia;
Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn. Để được công bố sớm, chủ đơn cần có Văn bản yêu cầu công bố sớm, trong đó nêu rõ lý do cần công bố sớm. Yêu cầu công bố sớm không phải nộp phí, lệ phí.
– Giai đoạn 2: Thẩm định nội dung
Giai đoạn này diễn ra trong thời gian không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.
Bước 3: Cấp văn bằng sáng chế, giải pháp hữu ích
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2022 Luật sở hữu trí tuệ;
– Thông tư số 31/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.