Người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam có trách nhiệm đăng ký tạm trú hợp pháp tại cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định thì lệ phí cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Lệ phí cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam:
Thẻ tạm trú là một trong các loại giấy tờ quan trọng mà người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam phải sở hữu. Giấy tờ này sẽ được cấp bởi cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam. Hiện nay văn bản này có giá trị thay cho thị thực.
Theo quy định thì các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thể tạm trú sẽ bao gồm: người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 12 của Văn bản hợp nhất
Với quy định nêu trên, người nước ngoài tại Việt Nam có thị thực lao động hay còn gọi là visa lao động thì người lao động nước ngoài sẽ được cấp thẻ tạm trú và sau này thẻ tạm trú sẽ được thay thế thay cho visa lao động. Trong quá trình sinh sống nếu muốn xuất cảnh hoặc nhập cảnh vào Việt Nam nhiều lần thì chỉ cần xuất trình thẻ tạm trú của hộ chiếu còn thời hạn sử dụng thì có thể hoàn tất thủ tục này. Cá nhân là người nước ngoài đã có thể được cấp thẻ tạm trú thì phải đảm bảo những điều kiện cơ bản cũng như phải hoàn tất nghĩa vụ liên quan đến phí cấp tạm trú.
Theo quy định tại tiểu mục 5, Mục 2 Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC thì cá nhân phải chi trả lệ phí làm thẻ tạm trú với 3 mức giá khác nhau:
– Đối với thể tạm trú có thời hạn không quá 02 năm thì mức thu mặc định là 145 USD/1 thẻ;
– Còn trong trường hợp cấp thẻ tạm trú có thời hạn từ 02 năm đến 05 năm thì mức phí được áp dụng là 155 USD/thẻ;
– Yêu cầu các thể tạm trú với thời hạn từ năm 05 đến 10 năm thì mức phí được áp dụng là 165 USD/thẻ.
Có thể thấy tùy thuộc vào thời hạn yêu cầu cấp thẻ tạm trú là bao nhiêu năm thì mức phí cũng sẽ được đưa ra tương ứng với thời hạn này. Mức phí cao nhất đối với yêu cầu cấp thẻ tạm trú là 165 USD/thẻ.
2. Thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam:
2.1. Hồ sơ để tiến hành đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài:
Hồ sơ để hoàn tất yêu cầu cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam đã được hướng dẫn theo quy định tại Điều 4 Thông tư 31/2015/TT-BCA, bao gồm:
+ Cá nhân cần chuẩn bị văn bản đề nghị cấp thẻ tạm trú văn bản này phải được thể hiện theo mẫu sẵn đã được quy định. Tại mẫu NA6 được sử dụng đối với cơ quan tổ chức còn na7 sẽ được sử dụng đối với cá nhân nếu có yêu cầu;
+ Hoàn thiện nội dung trong tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài và được thực hiện theo mẫu NA 8;
+ Hộ chiếu cũng là một trong những giấy tờ bắt buộc có mặt trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú và đặc biệt hộ chiếu này phải có thời hạn sử dụng trên thực tế;
+ Giấy tờ chứng minh thuộc diện xem xét cấp thể tạm trú cũng có thể được sử dụng như giấy phép lao động giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc các giấy tờ khác có giá trị chứng minh đủ điều kiện cấp thẻ tạm trú;
+ Khi nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để chuẩn bị hai ảnh cỡ hai nhân ba và một anh sẽ được dán vào tờ khai một ảnh sẽ chuẩn bị rời);
2.2. Thủ tục để hoàn tất việc cấp thẻ tạm trú:
Để có thể được cấp thẻ tạm trú đối với người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì cá nhân không chỉ chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ giấy tờ theo yêu cầu mà còn cần tuân thủ theo các bước hướng dẫn trong bài viết sau đây đã có thể giải quyết nhanh chóng:
– Bước 1. Tiến hành chuẩn bị hồ sơ:
Các giấy tờ tài liệu mà cá nhân hoặc tổ chức cần chuẩn bị sẽ được thực hiện theo sự hướng dẫn tại mục 2.1 của bài viết trên;
– Bước 2. Tiến hành nộp hồ sơ:
Hồ sơ sau khi được chuẩn bị phải nộp tại trụ sở của Cục quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ công an hoặc phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
– Bước 3. Tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý hồ sơ:
Cán bộ sau khi tiếp nhận hồ sơ của người yêu cầu và có trách nhiệm xem xét đến pháp lý và nội dung hồ sơ đã đầy đủ hay chưa.
+ Trường hợp 1: nếu hồ sơ đã đảm bảo đầy đủ hợp lệ thì khi tiếp nhận hồ sơ in và cấp giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ và yêu cầu nộp phí cho cán bộ thu phí về thủ tục này. Cán bộ thu phí thu tiền giao bên la thu tiền cho người đề nghị cấp thẻ tạm trú
+ Trường hợp 2: nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu nội dung thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn để người nộp hồ sơ hoàn chỉnh
– Bước 4. Tiến hành nhận kết quả:
Cá nhân đề nghị cấp thẻ tạm trú thực hiện nhận kết quả tại nơi đăng ký. Lưu ý rằng: khi đến nhận kết quả cần mang theo giấy hẹn trả kết quả để giải quyết nhanh chóng hơn cũng như các giấy tờ tùy thân biên lai thu tiền để tiến hành đối chiếu;
Đối với trường hợp không cấp thẻ tạm trú thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ được lý do không thể tiến hành cấp thẻ.
Lưu ý: yêu cầu cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thì thời gian trả kết quả từ Thứ hai đến Thứ sáu hàng tuần còn trong trường hợp này lễ, Tết thì sẽ không tiến hành trả kết quả.
3. Trường hợp người nước ngoài được cấp thẻ tạm trú:
Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú sẽ được thực hiện trong một số đối tượng được pháp luật cho phép. Căn cứ theo Điều 36 Văn bản hợp nhất
– Thứ nhất, cá nhân là người nước ngoài đang là thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao làm việc trong cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc; tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ;
– Đối với trường hợp người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT;
– Ký hiệu thẻ tạm trú được sử dụng cho người nước ngoài tại Việt Nam được quy định như sau:
+ Cá nhân được cấp thẻ tạm trú quy định tại điểm a khoản 1 điều cá nhân được cấp thẻ tạm trú quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 của Luật này thì được ký hiệu là NG3;
+ Thẻ tạm trú được cấp cho người nước ngoài được quy định tại điểm b khoản 1 điều này thì có ký hiệu tương tự kí hiệu thị thực;
Lưu ý: Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT được cấp cho đối tượng sau:
+ LV1: Được sử dụng làm ký hiệu khi cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ LV2: Người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì sẽ cấp thẻ có ký hiệu này;
+ LS: Được thực hiện cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;
+ ĐT1: Sử dụng để cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định;
+ ĐT2: Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định;
+ ĐT3: Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng;
+ NN1:Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
+ NN2: Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam;
+ DH: Cá nhân thực tập, học tập được cấp thẻ với ký hiệu này;
+ PV1: Sử dụng để thực hiện cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam;
+ LĐ1: Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;
+ LĐ2: Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động;
+ TT: Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam;
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 27/VBHN-VPQH 2019 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, qúa cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
– Thông tư số 25/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.