Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến. Vậy lệ phí cấp Giấy chứng nhận sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Có phải nộp phí khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận sản xuất thức ăn chăn nuôi không?
Chăn nuôi là ngành kinh tế – kỹ thuật bao gồm những hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường các sản phẩm chăn nuôi. Khoản 25 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 có giải thích thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm có thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống. Điều 32 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định rõ về yêu cầu đối với thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường, Điều này quy định các yêu cầu đối với thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường bao gồm có:
– Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo đúng quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
– Có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
– Sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi ở trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo đúng với quy định của pháp luật.
Theo đó, một trong các yêu cầu đối với thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường đó chính là thức ăn chăn nuôi phải được sản xuất tại cơ sở đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Như vậy, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo đúng quy định của pháp luật.
Thêm nữa, khoản 9 Điều 10
2. Lệ phí phải nộp khi cấp Giấy chứng nhận sản xuất thức ăn chăn nuôi:
Như đã nói ở trên, Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi khi thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ phải nộp phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, Điều 2 Thông tư 24/2021/TT-BTC mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí trong chăn nuôi có quy định về người nộp phí và tổ chức thu phí trong chăn nuôi như sau:
– Tổ chức, cá nhân khi đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện những nội dung thu phí quy định tại Biểu mức thu phí trong chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư 24/2021/TT-BTC là người nộp phí.
– Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là tổ chức thu phí theo quy định tại Thông tư 24/2021/TT-BTC.
Theo đó, khi tổ chức, cá nhân (cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi) đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thì sẽ phải nộp phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định cho Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Căn cứ Biểu mức thu phí trong chăn nuôi được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2021/TT-BTC mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí trong chăn nuôi, phí phải nộp khi đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi như sau:
– Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (trường hợp buộc phải đánh giá điều kiện thực tế): 5.700.000 01 đồng cơ sở/lần.
– Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (trường hợp không phải đánh giá điều kiện thực tế):
+ Thẩm định lần đầu: nộp 1.600.000 đồng 01 cơ sở/lần.
+ Thẩm định cấp lại: nộp 250.000 01 đồng cơ sở/lần.
Như vậy, qua các quy định trên thì có thể khẳng định được rằng khi tổ chức, cá nhân (cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi) đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thì sẽ phải nộp phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định cho Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với số phí phải nộp như sau:
– Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (trường hợp buộc phải đánh giá điều kiện thực tế): 5.700.000 01 đồng cơ sở/lần
– Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (trường hợp không phải đánh giá điều kiện thực tế):
+ Thẩm định lần đầu: nộp 1.600.000 đồng 01 cơ sở/lần.
+ Thẩm định cấp lại: nộp 250.000 01 đồng cơ sở/lần.
Lưu ý về số phí phải nộp khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi như sau:
– Kể từ ngày 17 tháng 5 năm 2021 (ngày mà Thông tư 24/2021/TT-BTC mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí trong chăn nuôi có hiệu lực thi hành) đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 sẽ được áp dụng mức thu bằng 50% so với mức thu phí phải nộp khi đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi như đã nêu ở trên.
– Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 trở đi sẽ áp dụng 100% mức thu phí phải nộp khi đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nên Nhà nước đã ban hành quy định giảm 50% mức phí khi thực hiện đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi như đã nêu ở trên từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
3. Những đối tượng được miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận sản xuất thức ăn chăn nuôi:
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 24/2021/TT-BTC mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí trong chăn nuôi quy định về mức thu phí, miễn thu phí trong chăn nuôi, Điều này quy định những đối tượng sau sẽ được miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi:
– Cá nhân mà thuộc hộ nghèo;
– Những người cao tuổi (công dân Việt Nam mà từ đủ 60 tuổi trở lên);
– Những người khuyết tật;
– Những người có công với cách mạng;
– Tổ chức, cá nhân ở các xã mà có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 24/2021/TT-BTC mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí trong chăn nuôi;
– Luật Chăn nuôi 2018;
–