Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Bạn cần biết

Lễ Phật Đản là gì? Ngày lễ Phật đản là ngày nào? Ý nghĩa?

  • 02/06/202502/06/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    02/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Lễ kỷ niệm ngày Phật Đản được biết đến rộng rãi là ngày lễ quan trọng của các tín đồ Phật giáo, nhưng bạn đã biết ngày lễ này chưa? Dưới đây là bài viết về ngày lễ phật đản mời bạn cùng đón đọc

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Lễ Phật Đản là gì?
      • 2 2. Lịch sử Lễ Phật Đản:
      • 3 3. Ngày lễ Phật đản là ngày nào?
      • 4 4. Ý nghĩa của Ngày lễ Phật đản:
      • 5 5. Các hoạt động trong Lễ Phật đản:

      1. Lễ Phật Đản là gì?

      Đại lễ Phật Đản hay còn gọi là Lễ Phật đản sinh là ngày kỷ niệm để tôn vinh ngày sinh của Đức Phật, người sáng lập đạo Phật. Theo truyền thống Phật giáo, khi còn là Thái tử Tất Đạt Đa, Đức Phật đã được sinh ra tại vườn Lâm Tì Ni vào ngày trăng tròn của tháng Vesak, một tháng đặc biệt trong quan niệm tâm linh của người Ấn Độ cổ, vào năm 624 trước Công nguyên.

      2. Lịch sử Lễ Phật Đản:

      Trong lịch sử phát triển của Phật giáo, các quốc gia theo Phật giáo Nam truyền (còn gọi là Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo tiểu thừa) vẫn giữ nguyên ngày tháng năm sinh của Đức Phật theo lịch cổ Ấn Độ, đồng thời kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo và ngày nhập niết bàn. Sự kết hợp này đã dẫn đến việc tổ chức Đại lễ Tam hợp hay còn gọi là Đại lễ Vesak. Tại các quốc gia này, Đại lễ Phật đản thường diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesak, thường rơi vào tháng 5 dương lịch. Đặc biệt, có những năm như năm 2007, khi có hai ngày trăng tròn trong tháng 5, các quốc gia có thể tổ chức lễ vào một trong hai ngày này dẫn đến sự khác biệt trong cách tính Phật lịch giữa các quốc gia theo Phật giáo Nam truyền.

      Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền (còn gọi là Phật giáo Đại thừa), chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Hoa, ngày sinh của Đức Phật được chuyển từ lịch Ấn Độ sang lịch Trung Hoa là ngày 8 tháng 4 âm lịch. Vì vậy trước đây, một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam thường tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày này. Tuy nhiên, từ Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tại Colombo, Tích Lan, diễn ra từ 25/5 đến 8/6 năm 1950, các đại biểu từ 26 quốc gia đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch, thường trùng với tháng 5 dương lịch.

      Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia Phật giáo, Đại lễ Vesak đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức công nhận là lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế. Từ năm 2000, lễ này được tổ chức hàng năm tại trụ sở Liên Hợp Quốc và các trung tâm trên khắp thế giới vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 dương lịch. Từ đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã liên tục cử đại biểu tham dự Đại lễ Vesak quốc tế.

      Việt Nam đã hai lần đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc. Lần đầu tiên vào năm 2008 tại Hà Nội, với sự tham gia của 74 quốc gia và hơn 850 đại biểu quốc tế. Lần thứ hai vào năm 2014 tại chùa Bái Đính, Ninh Bình với sự tham dự của 95 quốc gia và hơn 1.050 đại biểu quốc tế. Cả hai lần tổ chức đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế, khẳng định vai trò quan trọng của Phật giáo Việt Nam.

      Tại Việt Nam, Đại lễ Phật đản được tổ chức trang trọng, thành kính. Sau khi đất nước thống nhất, từ năm 1981 đến nay, Đại lễ Phật đản hàng năm luôn được tổ chức vào rằm tháng 4 âm lịch với nhiều nghi lễ như dâng hương tưởng nhớ, lễ tắm Phật Thích Ca sơ sinh, diễu hành xe hoa, phóng sinh, thả hoa đăn, và các hoạt động từ thiện, thăm hỏi người già cả, neo đơn và những gia đình Phật tử có công lao. Lễ Phật đản còn là dịp để giáo hội khuyến khích chăm lo thanh thiếu niên, người có hoàn cảnh khó khăn và tổ chức các khóa tu mùa hè, tạo không gian văn hóa lành mạnh cho các hoạt động sinh hoạt.

      Ở một số quốc gia châu Á, trong ngày Phật Đản, người dân thường tổ chức những bữa ăn miễn phí cho cộng đồng, không sát sinh và mọi người đều ăn chay, tạo nên không khí thanh tịnh, hòa ái, đúng với tinh thần Phật giáo.

      3. Ngày lễ Phật đản là ngày nào?

      Lễ Phật đản được tổ chức vào ngày 15 tháng 4 âm lịch. Thông thường, điều này rơi vào tháng 4 hoặc tháng 5 theo lịch Gregorian. Năm 2023, ngày Phật Đản 02/6.

      4. Ý nghĩa của Ngày lễ Phật đản:

      Đại lễ Phật đản mang lại nhiều giá trị đặc biệt đối với xã hội, nhất là với những người theo đạo Phật. Dịp lễ này là để biểu lộ lòng tôn kính, biết ơn và lòng báo hiếu đối với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người được Liên Hợp Quốc tôn vinh và được thế giới ngợi khen về đạo đức từ bi, cùng tinh thần hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững mang tính nhân văn.

      Đại lễ Phật đản là dịp để mỗi Phật tử nhìn lại bản thân. Nghi thức tắm nước thơm cho tượng Đức Phật Thích Ca sơ sinh là biểu tượng cho sự trở về với chính mình. Tắm tượng Phật không phải là tắm cho Đức Phật thật sự mà là hành động mang tính biểu trưng. Thực chất, việc tắm tượng Phật là để tắm cho chính mình, là để tự làm sạch và làm mới bản thân.

      Ba gáo nước thơm được sử dụng trong nghi thức tắm Phật mang những ý nghĩa sâu sắc: Gáo nước đầu tiên tưới vào vai và tay trái để gột rửa những điều sai trái. Gáo nước thứ hai tưới vào vai và tay phải để làm những điều tốt trở nên tốt hơn. Gáo nước thứ ba tưới lên đầu để tâm trí được thanh tịnh, sáng suốt.

      Như vậy, nghi thức tắm Phật thực chất là để tự làm mới bản thân. Sau khi thực hiện nghi lễ, mỗi người sẽ cảm thấy bản thân được thanh lọc, tươi mới và sáng suốt hơn. Trên toàn thế giới, các Phật tử cùng nhau chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản, thể hiện ước vọng về một cuộc sống hòa bình, an lạc.

      Đại lễ Phật đản còn là dịp để thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp tác hòa bình và hạnh phúc. Trong mùa lễ, các Phật tử khắp nơi thể hiện tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, đồng thời góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo.

      Đại lễ Phật đản nhấn mạnh tinh thần tương trợ, khắc phục khó khăn và xây dựng cuộc sống an vui, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.

      Trong ngày lễ, các Phật tử thường vinh danh Tam bảo – Phật, Pháp, Tăng – thông qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, nghe thuyết giảng. Họ cũng thực hành ăn chay, giữ ngũ giới, bố thí và làm từ thiện, tặng quà và tiền cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng.

      5. Các hoạt động trong Lễ Phật đản:

      Lễ Phật Đản không chỉ là dịp để tưởng nhớ ngày Đức Phật ra đời, mà còn là cơ hội để mỗi người tìm thấy sự an lạc trong tâm hồn và chia sẻ những giá trị tốt đẹp với cộng đồng. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để hòa mình vào không khí sôi động cùng các Phật tử trên cả nước, với nhiều hoạt động thú vị tại các địa điểm khác nhau.

      – Đón mùa Phật Đản Tại Sài Gòn:

      Chùa Pháp Hoa, nằm trên đường Trường Sa (Quận 3) sẽ là điểm đến không thể bỏ qua vào tối ngày 19/5. Đêm hội hoa đăng trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè sẽ làm bừng sáng không gian với hàng ngàn ánh đèn lung linh, tượng trưng cho trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật. Ngoài ra, lễ tắm Phật truyền thống sẽ diễn ra vào ngày 22/5, mang đến những khoảnh khắc thanh tịnh và yên bình cho tâm hồn.

      – “Quay Về Nương Tựa Bên Phật” trên sông Sài Gòn tại chùa Diệu Pháp

      Chùa Diệu Pháp (Quận Bình Thạnh) tổ chức lễ thả hoa đăng trên sông Sài Gòn vào tối ngày 30/5. Với chủ đề “Quay về nương tựa bên Phật”, sự kiện này nhắc nhở mỗi Phật tử hướng về sự bình yên và chánh niệm trong cuộc sống.

      – Tham dự nghi thức rước kiệu trang nghiêm tại Thành Phố Hồ Chí Minh

      Vào sáng sớm ngày 8/5, các chùa trên toàn thành phố sẽ đồng loạt tổ chức nghi thức rước kiệu và đánh chuông trống Bát Nhã. Tiếng chuông vang vọng kết hợp cùng không khí trang nghiêm của lễ rước kiệu sẽ tạo nên một không gian linh thiêng và đầy xúc động.

      – Hành hương chùa Bà Đen

      Đại lễ Phật Đản tại núi Bà Đen chính thức diễn ra vào tối ngày 18/5 (11/4 âm lịch) với điểm nhấn là đại lễ dâng đăng tại quảng trường dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn và đại tượng Bồ Tát Di Lặc. Hàng ngàn ngọn đèn do Phật tử và du khách tự tay chuẩn bị sẽ thắp sáng không gian, gửi gắm những ước nguyện về bình an và may mắn.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      • Các câu đố vui nhân ngày 20/11 về thầy cô và mái trường
      • Nhà trường được phép thu những khoản phí nào đầu năm học?
      • Các bài hát tiếng Anh học tiếng Anh cho người mới bắt đầu
      • Những yếu tố tác động đến việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên?
      • Các lời chúc mừng sinh nhật bạn thân hay, lầy và hài hước
      • Phải làm sao khi chồng thường hay nhắc lại chuyện quá khứ?
      • Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
      • Những mẫu thiệp chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
      • Văn khấn và cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa công ty
      • Có nên mua điện thoại, nên cho trẻ sử dụng Internet không?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN
         ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ