Quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn. Lấy vợ dưới 18 tuổi, có con trước 18 tuổi có vi phạm không?
Hôn nhân là vấn đề có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ đối với chủ thể tham gia mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội. Vậy với trường hợp lấy vợ dưới 18 tuổi, có con trước 18 tuổi có vi phạm không? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn:
– Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các điều kiện kết hôn và thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về vấn đề kết hôn thông qua việc ban hành
– Khi đăng ký kết hôn, các cá nhân sẽ bị ràng buộc với về pháp luật với quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo đó, vợ và chồng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ với nhau trong mối quan hệ hôn nhân này. Hôn nhân xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia cuộc hôn nhân đó theo
+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.
+ Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
+ Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
+ Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
+ Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Như vậy, hôn nhân xác lập hôn nhân giữa vợ và chồng. Khi đăng ký kết hôn, hai bên sẽ phải chịu trách nhiệm với nhau, cùng nhau tuân thủ quyền lợi của đối phương và thực hiện nghĩa vụ của bản thân với đối phương và cuộc hôn nhân đó.
– Kết hôn là sự xác lập quan hệ vợ chồng giữa hai cá thể riêng biệt về mặt pháp lý. Điều 8
+ Thứ nhất, nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Thứ hai, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Thứ ba, chủ thể tham gia kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Thứ tư, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
+ Thứ ba, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, chỉ khi đảm bảo các điều kiện như trên, các chủ thể, cá nhân có mong muốn, yêu cầu mới có thể đăng ký kết hôn. Các quy định, nguyên tắc, điều kiện kết hôn mà Nhà nước đưa nhằm đảm bảo việc kết hôn đúng quy định của pháp luật, tránh những trường hợp rủi ro xảy ra trong thời kỳ hôn nhân.
2. Lấy vợ dưới 18 tuổi, có con trước 18 tuổi có vi phạm không?
– Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014, độ tuổi để các cá nhân nữ có thể kết hôn là đủ 18 tuổi. Tức chỉ khi đến sinh nhật lần thứ 18, tính từ ngày sinh, các cá nhân, chủ thể giới tính nữ có nhu cầu mới có thể có yêu cầu mới có thể đăng ký kết hôn. Trường hợp kết hôn khi chưa đủ tuổi thì được xem là hành vi tảo hôn theo quy định tại Luật này.
– Nhà nước đưa ra những quy định cụ thể về điều kiện kết hôn để tránh những trường hợp rủi ro trong thời kỳ hôn nhân. Bởi, pháp luật đưa ra quy định về độ tuổi kết hôn là dựa trên những đặc tính cơ thế, sự phát triển toàn diện của con người. Theo nghiên cứu khoa học, nữ giới Việt Nam khi đủ 18 tuổi mới đạt đến sự phát triển toàn diện về cơ thể, giới tính, chức năng sinh sản cũng như sự trưởng thành trong suy nghĩ. Khi bước vào thời kỳ hôn nhân, không chỉ tình yêu, mà các cá nhân còn phải tự chịu trách nhiệm với nhau về cuộc sống riêng và gia đình nhỏ mà cả hai gây dựng lên. Nếu chưa đủ tuổi, cơ thể của nữ giới chưa phát triển hoàn toàn. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn về chức năng sinh sản, cũng như việc đảm bảo sức khỏe của con khi sinh ra. Hơn nữa, hôn nhân cần sự cảm thông và thấu hiểu. Chỉ khi đạt đến sự trưởng thành nhất định về độ tuổi, con người mới có tình trạng tâm sinh lý ổn định. Điều này giúp duy trì hạnh phúc gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội. Mỗi gia đình đóng một vai trò đặc biệt lớn trong việc duy trì sự phát triển ổn định của xã hội. Đây chính là lý do vì sao Nhà nước đưa ra độ tuổi kết hôn giữa nam và nữ. Đã là quy định của Nhà nước, các cá nhân phải chịu trách nhiệm tuân thủ. Nếu vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vậy nên, trường hợp lấy vợ dưới 18 tuổi và có con trước 18 tuổi là hành vi tảo hôn theo quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014.
– Hiện nay, tình trạng lấy vợ dưới 18 tuổi, có con trước 18 tuổi vẫn diễn ra khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số. Do trình độ dân trí thấp, phổ cập kiến thức pháp luật tại các địa phương này chưa được toàn diện, nên tình trạng người dân tảo hôn vẫn diễn ra khá nhiều. Khi tảo hôn, nam nữ sẽ sống với nhau như vợ chồng. Điều này dẫn đến hệ lụy nhất định:
+ Thứ nhất, đối với các chủ thể tảo hôn. Kết hôn khi chưa đủ tuổi, các cá nhân vẫn chưa có sự trưởng thành nhất định về tâm sinh lý. Vì vậy, khi về sống chung như vợ chồng với nhau, các cá nhân rất khổ có thể xây dựng một gia đình hoàn thiện. Việc thiếu hiểu biết cũng như tâm sinh lý phát triển chưa ổn định, sẽ khiến hôn nhân của hai người xảy ra rất nhiều vấn đề: Bạo lực, nghèo đói, lạc hậu,..Theo thống kê, 10 cuộc tảo hôn thì có đến 9 cuộc tảo hôn rơi vào trạng thái bế tắc, khi hai vợ chồng không tìm được tiếng nói chung nhằm duy trì hạnh phúc gia đình.
+ Thứ hai, đối với con trẻ được sinh ra. Sinh con khi chưa đủ 18 tuổi không chỉ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Việc sinh con trong khi cấu tạo cơ thể phát triển chưa đồng đều, hoàn thiện, khiến em bé bị ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Thông thường những em bé sinh ra bởi người mẹ chưa đủ tuổi sẽ có những hạn chế hơn so với các em bé khác. Tất nhiên không phải tất cả em bé đều như vậy, song, nó là thực tế tồn đọng mà tất cả chúng ta ai cũng có thể nhìn thấy. Cùng với đó, đứa trẻ sinh ra khi cha mẹ chưa đạt đến độ tuổi nhất định, khiến con trẻ không nhận được sự phát triển hoàn thiện, đầy đủ.
+ Thứ ba, việc kết hôn khi vợ chưa đủ 18 tuổi là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu hành vi này diễn ra thường xuyên, liên tục ở nhiều địa phương, sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn về trật tự an toàn xã hội, gây ra những hệ lụy cho sự phát triển về sau khi con trẻ- thế hệ trẻ tương lai không nhận được sự chăm sóc, môi trường phát toàn diện.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định, lấy vợ dưới 18 tuổi, có con trước 18 tuổi là hành vi vi phạm pháp luật.