Đặc điểm của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ? Lấy ví dụ và phân tích ví dụ về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ? Trình tự đấu thầu hàng hóa, dịch vụ?
Đấu thầu hàng hóa là một hoạt động diễn ra thường xuyên và rất phổ biến trên thị trường Việt Nam. Đấu thầu hàng hóa dịch vụ thường sẽ diễn ra trên các lĩnh vực như xây dựng, đường xá… Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Tại bài viết này chúng tôi sẽ lấy ví dụ và phân tích ví dụ về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cụ thể và dễ hiểu nhất. Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ:
Đầu tiên về đấu thầu hàng hóa dịch vụ đặc điểm đới với đối tượng của hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ đối tượng ở đây chính là các loại hàng hóa thương mại được phép lưu thông trên thị trường và dịch vụ thương mại được phép thực hiện theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó thì đấu thầu có đặc điểm là một giai đoạn tiền hợp đồng và hoạt động nhằm mục đích giúp bên mời thầu có thể tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa và các loại dịch vụ có chất lượng tốt nhất; với giá cả họp lý nhất. Sau khi chọn lựa được đối tác, các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.
Chủ thể tham gia đó là một bên mời thầu và bên nhà thầu.
Đặc điểm về hình thức pháp lý của đấu thầu hàng hóa dịch vụ đó là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, ben cạnh đó với hình thức pháp lý của quan hệ đầu thầu hàng hóa dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, đó là các cơ sở pháp lý cho việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền v à nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
– Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lý do bên mời thầu lập và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó thể hiện đầy đủ những yêu cầu kỹ thuật; tài chính và thương mại của hàng hóa cần mua sắm; dịch vụ cần sử dụng và những điều kiện khác của gói thầu.
– Hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực và mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Những hồ sơ này là căn cứ pháp lý để xác lập; thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
2. Lấy ví dụ và phân tích ví dụ về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào giáo sư? Em muốn luật sư cho em xin một ví dụ về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và phân tích ví dụ về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ đó? Em xin chân thành cảm ơn luật sư đã đọc câu hỏi của em.
Luật sư tư vấn:
* Xây dựng ví dụ về đấu thầu hàng hóa:
Sở Giáo dục và Đào tạo X lập dự án mua 100 máy chiếu phục vụ cho việc dạy và học tại các trường Tiểu học trong Tỉnh và được UBND Tỉnh Y phê duyệt tại Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 10/7/2016 với giá dự toán 500 triệu đồng. Sở Giáo dục và Đào tạo X đăng
* Phân tích ví dụ:
– Bên mời thầu( bên mua hàng hóa): Sở giáo dục và Đào tạo X.
– Bên dự thầu: Công ty TNHH A, Công ty TNHH B, Công ty TNHH D, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu C.
– Bên trúng thầu: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu C.
– Hình thức đấu thầu: trong tình huống trên Sở giáo dục và Đạo tạo X đã sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi (Sở giáo dục và Đạo tạo X đã không giới hạn số lượng bên dự thầu thông qua việc đăng
– Quy trình đấu thầu:
+ Sở giáo dục và Đào tạo X mời thầu: thống báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
+ Công ty TNHH A, Công ty TNHH B, Công ty TNHH D, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu C mua hố sơ và nộp hồ sơ dự thầu.
+ Sở giáo dục và Đào tạo X mở thầu.
+ Tổ chuyên gia đánh gía và so sánh hồ sơ dự thầu của 04 công ty.
+ Sở giáo dục và đào tạo X và tổ chuyên gia xếp hạng và lựa chon nhà thầu (Công ty cổ phần xuất nhập khẩu C) và ký hợp đồng.
3. Trình tự, thủ tục đấu thầu hàng hóa, dịch vụ:
Bước 1: Mời thầu
Để tiến hành thủ tục mở thầu, bên mời thầu phải chuẩn bị các công việc sau:
+ Sơ tuyển nhà thầu
+ Chuẩn bị hồ sơ mời thầu.
Hồ sơ mời thầu bao gồm các căn cứ sau:
– Thông báo mời thầu;
– Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;
– Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;
– Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.
Lưu ý:
Trường hợp bên mời thầu sửa đổi một số nội dung trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải gửi nội dung đã sửa đổi bằng văn bản đến tất cả các bên dự thầu trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu ít nhất là mười ngày để các bên dự thầu có điều kiện hoàn chỉnh thêm hồ sơ dự thầu của mình. (Khoản 3 Điều 228 LTM 2005)
Bước 2: Dự thầu
Sau khi thông báo mời thầu, những nhà thầu quan tâm đến gói thầu hoặc đã ở trong danh sách sơ tuyển sẽ làm thủ tục dự thầu. Nhà thầu là những thương nhân có khả năng cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho gói thầu.
Hồ sơ dự thầu phải được nộp trực tiếp cho bên mời thầu hoặc được gửi bằng đường bưu điện theo địa chỉ ghi trong hồ sơ mời thầu trước thời điểm đóng dấu.
Bước 3: Mở thầu
Căn cư theo quy định của pháp luật thì bước này vô cùng quan trọng cụ thể đây là việc tổ chức mở hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn định; hoặc trong trường hợp không có thời điểm được ấn định trước; thì thời điểm mở thầu là ngay sau khi đóng thầu.
Bước 4: Đánh giá và so sánh hồ sơ dự thầu
Hồ sơ dự thầu được đánh giá và so sánh theo từng tiêu chuẩn làm căn cứ để đánh giá toàn diện. Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu do bên mời thầu quy định.
Bước 5: Xếp hạng và lựa chọn nhà thầu
Căn cứ vào kết quả đánh gá hồ sơ dự thầu; bên mời thầu phải xếp hạng và lựa chọn các bên dự thầu theo phương pháp đã được ấn định. Trong trường hợp có nhiều bên tham gia dự thầu có số điểm; tiêu chuẩn trúng thầu ngang nhau thì bên mời thầu có quyền lựa chọn nhà thầu.
Bước 6: Thông báo kết quả thầu và kí kết hợp đồng
Cơ sở thực hiện:
– Kết quả đấu thầu;
– Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;
– Nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung “Lấy ví dụ và phân tích ví dụ về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy địnhc ủa pháp luật hiện hành. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.