Công nghiệp hóa hiện đại hóa là một xu tất yếu, khách quan của thời đại, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển. Công nghiệp hóa hiện đại hóa làm thay đổi nền sản xuất vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Cùng bài viết này tìm hiểu nhé:
Mục lục bài viết
1. Ví dụ về công nghiệp hóa hiện đại hóa:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là những thuật ngữ rất quen thuộc mà chúng ta nghe hàng ngày trong chính sách xây dựng và phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước. Nước ta đã thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong một thời gian dài và đã thu được nhiều thành tựu. Dưới đây chúng tôi sẽ lấy một số ví dụ về công nghiệp hóa hiện đại hóa trong một số lĩnh vực, cụ thể như sau:
– Lĩnh vực nông nghiệp: Các loại giống lúa, giống cây trồng, vật nuôi được tạo ra nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu, những loại giống này cho năng suất và chất lượng cao hơn so với thông thường. Một số nơi áp dụng công nghệ: tưới phun mưa, nuôi trồng trong nhà…
– Trong lĩnh vực công nghệ thông tin: Nhiều loại máy móc, công nghệ, phương tiện hiện đại giúp cho việc tiếp nhận thông tin, truyền thông…
– Trong y tế: Nhiều trang thiết bị máy móc được sử dụng trong y tế nhằm giúp chữa trị bệnh cho con người. Như máy siêu âm, chụp X quang, chuẩn đoán bệnh ung thư…
– Trong lĩnh vực xây dựng: Nhiều loại máy móc, phương tiện được sử dụng trong xây dựng như cần cẩu, máy vận chuyển các vật liệu…
Cùng với đó nhiều loại máy móc nhằm nâng cao cuộc sống của con người như máy điều hòa nhiệt độ, máy lọc không khí, máy sưởi…
– Giáo dục: Một số ví dụ có thể kể đến như: Luôn chú trọng nhân tài, đào tạo họ một cách chu đáo để họ phát huy tài năng, sau này giúp ích cho đất nước; Luôn chú trọng phương pháp giảng dạy , phải đổi mới chúng để học sinh khi học có hứng thú, niềm hăng say trong khi học.
– Đời sống sinh hoạt: Một số ví dụ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đời sống sinh hoạt có thể kể đến như: Sản xuất nhiều loại thức ăn nhanh, làm giúp tiện lợi trong quá trình ăn, uống; Đồ dùng được đổi mới chất liệu, sử dụng những vật liệu mới nhất để chế tạo.
2. Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì?
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là những thuật ngữ rất quen thuộc mà chúng ta nghe hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về những khái niệm này.
Công nghiệp hóa được hiểu là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, trong đó công nghiệp là trụ cột.
Hiện đại hóa được hiểu là quá trình ứng dụng, trang bị các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội. Máy móc, công nghệ, phương tiện hiện đại giúp thay thế sức lao động của con người, tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian. Máy móc, công nghệ tiên tiến hiện đại cũng giúp cuộc sống của con người ngày càng thuận tiện hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Có thể thấy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động kinh tế, kinh tế – xã hội từ sử dụng chủ yếu lao động thủ công sang sử dụng lao động, công nghệ, phương tiện, phương pháp phổ biến, tiên tiến, hiện đại để tạo ra năng suất lao động xã hội lớn.
3. Mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa:
Có thể chia ra mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành 2 loại là mục tiêu cơ bản và lâu dài như sau:
– Mục tiêu cơ bản: Đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và mức sống. vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu…
– Mục tiêu lâu dài: Đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và đời sống vật chất. Phẩm chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
4. Vai trò của công nghiệp hóa hiện đại hóa:
– Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác động to lớn và toàn diện đến sự phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
+ Tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
+ Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tạo tiền đề củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và củng cố, tăng cường mối quan hệ công nông, trí thức.
+ Tạo tiền đề cho sự hình thành, phát triển nền văn hóa xã hội chủ nghĩa mới và phát triển nền văn hóa tiên tiến, cao đẹp, giàu bản sắc dân tộc.
+ Tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.
– Ở Việt Nam, chúng ta đã và đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng ta cũng nêu quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau:
+ Công nghiệp hóa – hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ yếu.
+ Lấy phát huy yếu tố con người làm trọng tâm, tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường dân chủ và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.
+ Khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hóa – hiện đại hóa, kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, tận dụng khả năng tiếp cận nhanh công nghệ hiện đại ở những giai đoạn mang tính quyết định.
+ Lấy hiệu quả kinh tế – xã hội tổng thể làm tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng kế hoạch phát triển, lựa chọn dự án đầu tư phát triển, công nghệ và đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa các nguồn lực hiện có, trong phát triển mới ưu tiên phát triển quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh, xây dựng một số dự án quy mô lớn là cần thiết và hiệu quả.
+ Kết hợp chặt chẽ, toàn diện giữa phát triển kinh tế và quốc phòng.
5. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:
Ở nước, nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ bao gồm 3 nội dung cơ bản như sau:
Thứ 1: Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
Muốn thực hiện chuyền đổi trình độ phát triển, đòi hỏi phải dựa trên những tiền đề trong nước, quốc tế. Do đó, nội dung quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phải thực hiện tạo lập các điều kiện cần thiết trên tất cả các mặt của đời sống sản xuất xã hội. Các điều kiện chủ ỵếu cần có như: tư duy phát triển, thể chế và nguồn lực; môi trường quốc tế thuận lợi và trình độ văn minh của xã hội, ý thức xây dựng xã hội văn minh của người dân. Tuy vậy, không có nghĩa là chờ chuẩn bị đầy đủ mới thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực tế phải thực hiện các nhiệm vụ một cách đồng thời.
Thứ 2: Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả
– Chuyển dịch, phát triển từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại.
– Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Thứ 3: hực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội hiện đại.
Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại. Đối với những nước còn kém phát triển, trình độ kỹ thuật công nghệ của sản xuất còn lạc hậu, thì nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện cơ khí hoá nhằm thay thế lao động thủ công bằng lao động sừ dụng máy móc, để nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, trong những ngành nghề và lĩnh vực của nền kinh tế khi điều kiện và khả năng cho phép, vẫn có thể ứng dụng ngay những thành tựu khoa học, công nghệ mới hiện đại để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.