Việc lấy lời khai người làm chứng bên ngoài trụ sở Tòa án có đúng quy định và được chấp nhận hay không? Đây là vấn đề pháp lý mà nhiều người làm chứng khi không có khả năng đến trụ sở Tòa án theo giấy triệu tập hoặc được yêu cầu địa điểm lấy lời khai bên ngoài trụ sở Tòa án lo lắng và quan tâm. Bài viết này sẽ tìm hiểu về vấn đề trên.
Mục lục bài viết
1. Việc lấy lời khai người làm chứng được thực hiện như thế nào?
Lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và có ý nghĩa quan trọng trong việc thu thập chứng cứ để việc xét xử được diễn ra công bằng, chính xác. Do đó, địa điểm được lấy lời khai của người làm chứng cũng được pháp luật quy định điều chỉnh cụ thể bởi lời khai của người làm chứng nếu có thật và được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục thì cũng được coi là chứng cứ trong việc xét xử.
1.1. Đối với vụ án dân sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 99 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020, 2022), việc lấy lời khai của người làm chứng:
– Điều kiện để lấy lời khai người làm chứng: Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi Thẩm phán xét thấy cần thiết phải tiến hành lấy lời khai.
– Địa điểm lấy lời khai: Tại trụ sở Toà án hoặc ngoài trụ sở Toà án.
– Trước khi lấy lời khai: Thẩm phán phải giải thích cho người làm chứng về quyền, nghĩa vụ và người làm chứng được yêu cầu cam đoan về nội dung lời khai của mình.
– Thủ tục lấy lời khai: tiến hành giống như việc lấy lời khai của đương sự được quy định tại khoản 2 Điều 98 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015.
– Trường hợp lấy lời khai bắt buộc tiến hành cùng với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện quản lý, trông nom đối với người: chưa đủ mười tám tuổi, bị hạn chế hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi của mình.
1.2. Đối với vụ án hình sự:
Căn cứ tại Điều 186 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), việc lấy lời khai của người làm chứng được quy định như sau:
– Địa điểm lấy lời khai: tại nơi tiến hành việc điều tra, nơi người làm chứng cư trú, làm việc hoặc học tập.
– Trường hợp có trên một người làm chứng: phải lấy lời khai của từng người làm chứng một cách độc lập, tách riêng và không để cho các người làm chứng được tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian thu thập lời khai.
– Trước khi lấy lời khai: người làm chứng phải được nghe giải thích về quyền và nghĩa vụ của họ và việc này phải được ghi vào biên bản làm chứng.
– Trước khi hỏi về nội dung: Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ giữa người làm chứng và các đương sự và nhân thân có liên quan của người làm chứng. Người làm chứng phải tự trình bày bằng lời nói hoặc văn bản về nội dung vụ án mà họ biết một cách trung thực, tự nguyện. Sau đó, Điều tra viên mới tiến hành đặt câu hỏi cho người làm chứng.
– Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc việc lấy lời khai cần được làm rõ chứng cứ, tài liệu thì Cơ quan điều tra hoặc Kiểm tra viên có thể lấy lời khai của người làm chứng
2. Có được lấy lời khai người làm chứng ngoài trụ sở Toà án hay không?
2.1. Lời khai người làm chứng có được lấy bên ngoài trụ sở Toà án hay không?
Như đã đề cập đến bên trên, đối với vụ án dân sự, theo khoản 1 Điều 99 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020, 2022) có quy định về địa điểm lấy lời khai của người làm chứng. Theo đó, khi có yêu cầu từ đương sự của vụ án hoặc Thẩm phán xét thấy cần thiết phải có lời khai của người làm chứng, Thẩm phán được lấy lời khai của người làm chứng bên ngoài trụ sở Toà án.
Theo khoản 1 Điều 186 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) cũng có quy định về nơi được tiến hành lấy lời khai lời khai người làm chứng bao gồm: nơi tiến hành điều tra, nơi làm việc, nơi cư trú, nơi học tập của người làm chứng. Tức bên ngoài trụ sở Toà án.
Như vậy, việc lấy lời khai người làm chứng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự không nhất thiết phải thực hiện tại trụ sở Toà án mà được thực hiện cả bên ngoài trụ sở Toà án tuỳ theo tình tiết khách quan của vụ án.
2.2. Thủ tục lấy lời khai người làm chứng bên ngoài trụ sở Toà án:
Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể lấy lời khai của người làm chứng bên ngoài trụ sở Toà án. Tương tự như việc lấy lời khai của đương sự, thủ tục lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành như thủ tục lấy lời khai của đương sự. Bên cạnh những thủ tục khi lấy lời khai người làm chứng như thực hiện trong trụ sở Toà án, khi thực hiện lấy lời khai bên ngoài trụ sở Toà án cần đáp ứng được những điều kiện quy định như sau:
– Điều kiện để tiến hành lấy lời khai:
+ Người làm chứng chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng.
– Quy trình lấy lời khai:
+ Người làm chứng phải tự mình viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp người làm chứng không thể tự việc thì Thấm phán trực tiếp lấy lời khai của đương sự. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Toà án ghi lại lời khai vào biên bản.
– Thủ tục lấy lời khai người làm chứng bên ngoài trụ sở Toà án:
+ Biên khai ghi lời khai của người làm chứng phải được người làm chứng tự độc lại hoặc nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ.
+ Người làm chứng có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.
+ Biên bản phải có đủ chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản, người làm chứng hoặc xác nhận của Uỷ bản nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản và đóng dấu của Toà án.
3. Thẩm quyền lấy lời khai của người làm chứng ngoài trụ sở Toà án:
Đầu tiên, không phải cơ quan nhà nước, đối tượng cá nhân nào cũng được yêu cầu người làm chứng cung cấp lời khai, mà pháp luật có quy định về thẩm quyền lấy lời khai của cơ quan tiến hành tố tụng cụ thể như sau:
– Đối với vụ án dân sự, Thẩm phán được phân công tiến hành tố tụng là người có thẩm quyền yêu cầu và lấy lời khai của người làm chứng.
– Đối với vụ án hình sự:
+ Điều tra viên, cán bộ điều tra được phân công trong quá trình thu thập chứng cứ có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai người làm chứng.
+ Trong trường hợp đặc biệt khi xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc vi phạm pháp luật hoặc cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định liên quan đến việc tố tụng hoặc truy tố thì Cơ quan điều tra/Kiểm sát viên được lấy lời khai người làm chứng.
THAM KHẢO THÊM: