Ở Việt Nam, việc đặt họ cho con thường được đặt theo họ bố hoặc họ mẹ. Tuy nhiên, ở mỗi khu vực, vùng miền lại có phong tục hoặc cách đặt họ cho con khác nhau. Nhiều người thắc mắc có được đặt họ cho con theo họ của ông nội không. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Lấy họ cho con theo họ ông nội có được không?
Mọi người khi sinh ra đều được quyền khai sinh. Quyền này đã được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ghi nhận. Theo quy định tại Điều 26
Thứ nhất, cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
Thứ hai, họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu cha mẹ người đó không có thỏa thuận được thì họ của người con được xác định theo tập quán địa phương. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Thứ ba, đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp người con sinh ra mà chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Thứ tư, trong trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, mà chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc được xác định theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
(Lưu ý: Cha đẻ, mẹ đẻ được hiểu là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia định).
– Khi cá nhân đặt được đặt họ của mình thì cá nhân đó được xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự theo họ của mình.
Đồng thời, căn cứ theo quy Điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về xác định nội dung đăng ký khai sinh với cách đặt họ, chữ đệm, tên và dân tộc cho trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; đối với trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc cha, mẹ không thỏa thuận được với nhau, thì xác định theo tập quán.
Như vậy, theo quy định này có thể thấy việc lấy họ cho con phụ thuộc vào thỏa thuận của vợ chồng, vợ chồng có thể thỏa thuận đặt họ cho con theo họ bố, theo họ mẹ hoặc theo họ của ông bà nội. Do đó, trong trường hợp này vợ chồng khi đăng ký khai sinh cho con có quyền lấy họ cho con theo họ của ông nội.
2. Thông tin về họ trên giấy khai sinh cho con:
Căn cứ Điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định nội dung trên giấy khai sinh gồm có:
– Thông tin của người được đăng ký khai sinh bao gồm: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
– Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh bao gồm: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Theo đó, đăng ký khai sinh mà xác định họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự nêu trên. Nội dung đăng ký khai sinh là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân khi sinh ra, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
3. Có được thay đổi họ cho con?
3.1. Các trường hợp được thay đổi họ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2015:
-Được quyền thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
– Được quyền thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
– Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
– Được quyền thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi có yêu cầu xác định cha, mẹ cho con;
– Được quyền thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
– Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
– Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
Tuy nhiên khi thay đổi họ cho con cần đáp ứng thỏa mãn điều kiện theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:
“1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.”
3.2. Thay đổi họ tên do pháp luật về hộ tịch quy định:
Khi bố, mẹ đăng ký khai sinh cho con đúng thông tin theo quy định nhưng vì lý do nào đó từ phía cơ quan hộ tịch có thể vì nhầm lẫn, sai sót trong quá trình thực hiện hoặc trường hợp sai sót do người đi đăng ký hộ tịch kê khai sai thông tin dẫn tới việc thông tin hộ tịch về khai sinh bị sai. Do đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17
Việc cải chính hộ tịch không cải chính nội dung trên giấy tờ hộ tịch đã được cấp hợp lệ nhằm hợp thức hóa thông tin trên hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác và chỉ được giải quyết sau khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch.
3.3. Cơ quan có thẩm quyền thay đổi họ cho con:
– Việc thay đổi họ, tên cho người chưa đủ 14 tuổi do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết (Điều 27 Luật Hộ tịch 2014);
– Việc thay đổi họ, tên cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết (khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch).
4. Ý nghĩa của việc đăng ký khai sinh cho con:
Khai sinh là việc cha mẹ, hoặc người thân thích khai báo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một cá nhân được sinh ra; là một trong những sự kiện hộ tịch để xác định cá nhân là thực thể của tự nhiên, của xã hội.
Quyền khai sinh là quyền cơ bản của con người kể từ khi được sinh ra. Cha, mẹ hoặc người thân thích có nghĩa vụ thực hiện thủ tục khai sinh cho trẻ sơ sinh theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Giấy khai sinh là một chứng thư hộ tịch quan trọng, trong đó thể hiện rõ các thông tin về họ, tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, họ tên cha, mẹ người được khai sinh nhằm xác định nguồn gốc của một cá nhân cụ thể và là căn cứ để phân biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác trong những trường hợp cần thiết.
Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, thì cá nhân phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cơ sở nơi gần nhất để tiến hành lập biên bản xác nhận tình trạng của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cơ sở phải tìm người hoặc tổ chức nhận nuôi trẻ sơ sinh bị bỏ rơi đó. Việc khai sinh của trẻ bị bỏ rơi được thực hiện do cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng đứa trẻ. Nếu không có bằng chứng chứng minh được ngày sinh của đứa trẻ đó, thì ngày sinh là ngày phát hiện đứa trẻ. Nơi sinh của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi là nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật dân sự năm 2015;
– Luật hộ tịch năm 2014;
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn Luật hộ tịch.