Việc kết hôn với công an luôn đòi hỏi những yêu cầu nhất định về điều kiện kết hôn, hình thức và thủ tục kết hôn,....Bên cạnh đó cũng có các quy định về quyền hưởng chế độ ưu đãi đối với người vợ nhằm bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp của họ. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về vấn đề trên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Lấy chồng Công an thì được hưởng những chế độ nào?
- 2 2. Điều kiện để được hưởng chế độ trợ cấp khi lấy chồng Công an:
- 3 3. Hồ sơ cần chuẩn bị để được xét hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất khi lấy chồng công an:
- 4 4. Trình tự, thủ tục đối với việc xét hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất:
1. Lấy chồng Công an thì được hưởng những chế độ nào?
Với tính chất nguy hiểm xuất phát từ ngành Công an, hiện nay, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định về quyền lợi đặc biệt đối với thân nhân của người làm ngành Công an, trong đó có vợ của họ. Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 39 Luật Công an nhân dân năm 2018, vợ của người làm ngành Công an nếu không có chế độ bảo hiểm y tế thì được Công an nhân dân mua bảo hiểm y tế, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật hay theo quy định của Chính phủ. Đồng thời, kinh phí để thực hiện việc bảo hiểm y tế, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật sẽ được Nhà nước bảo đảm chi trả.
Ngoài ra, thân nhân của người làm ngành Công an, bao gồm có vợ của họ còn được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy định tại
2. Điều kiện để được hưởng chế độ trợ cấp khi lấy chồng Công an:
Ngành Công an là một trong số các ngành nghề có đặc thù riêng, họ là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Với các đặc thù trên, khi tổ chức hoạt động cũng như thực hiện nhiệm vụ, ngành Công an sẽ phải tuân thủ những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Luật Công an nhân dân năm 2018. Cùng với đó, người làm ngành Công an cũng phải đối mặt với các dạng tội phạm có thể gây nguy hiểm hay đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và của gia đình. Từ đó, không chỉ có người làm ngành này được hưởng quyền và lợi ích chính đáng mà còn có người thân, gia đình và đặc biệt là người vợ của họ cũng sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật. Như vậy, để được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật thì người được nhận chế độ ưu đãi cần đảm bảo các điều kiện tiên quyết sau:
Thứ nhất, việc kết hôn giữa nam và nữ phải hợp pháp theo quy định về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Cụ thể tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn, nam và nữ cần đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, ý chí tự nguyện và đảm bảo về năng lực hành vi dân sự. Theo đó, việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định; và nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 8 tuổi trở lên. Đồng thời, cả hai đều không bị mất năng lực hành vi dân sự. Đồng thời, việc kết hôn phải được đăng ký tại nơi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây cũng chính là một trong các điều kiện tiên quyết đối với giá trị pháp lý của việc kết hôn.
Thứ hai, việc kết hôn trên cũng không được rơi vào các trường hợp cấm của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Cụ thể các hành vi cấm theo pháp luật bao gồm:
· Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
· Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
· Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
· Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
· Yêu sách của cải trong kết hôn;
· Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
· Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
· Bạo lực gia đình;
· Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
3. Hồ sơ cần chuẩn bị để được xét hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất khi lấy chồng công an:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 05/2016/NĐ-CP, người được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất sẽ phải thực hiện hồ sơ xét hưởng chế độ theo biểu mẫu quy định. Theo đó, hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
· Bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất của hạ sĩ quan, chiến sĩ theo quy định tại Nghị định 05/2016/NĐ-CP cùng với các giấy tờ sau: (i) Giấy ra viện hoặc giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên, nơi thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ đang điều trị đối với trường hợp ốm đau, điều trị tại bệnh viện nêu trên; (ii) Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp gia đình của người làm ngành Công an gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến nhà ở bị sập, trôi, cháy hoặc phải di dời chỗ ở.
· Văn bản đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất của đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, chiến sĩ cấp tiểu đoàn hoặc cấp phòng, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương trở lên.
4. Trình tự, thủ tục đối với việc xét hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất:
· Đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ:
+ Lập bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất;
+ Nộp bản khai và các giấy tờ có liên quan cho đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, chiến sĩ.
· Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu xác nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận đối với các trường hợp gia đình hạ sĩ quan, chiến sĩ gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến nhà ở bị sập, trôi, cháy hoặc phải di dời chỗ ở.
· Đối với đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, chiến sĩ:
+ Tiếp nhận bản khai và các loại giấy tờ do hạ sĩ quan, chiến sĩ nộp;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, tổng hợp, kiểm tra và đề nghị cấp trên có thẩm quyền (cấp Cục; Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trại giam và tương đương thuộc Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; cấp Trung đoàn thuộc Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động – gọi chung là Công an đơn vị, địa phương) xem xét, quyết định trợ cấp khó khăn đột xuất đối với, hạ sĩ quan, chiến sĩ;
+ Chi trả chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất cho hạ sĩ quan, chiến sĩ khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
· Đối với Công an đơn vị, địa phương:
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Công an đơn vị, địa phương nơi hạ sĩ quan, chiến sĩ đang công tác hoàn thành việc xem xét, quyết định trợ cấp khó khăn đột xuất;
+ Trường hợp không đủ điều kiện hưởng, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
THAM KHẢO THÊM: