Thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia với mục đích là bảo tồn đa dạng sinh học, tổ chức quản lý tốt vấn đề này trên thực tiễn. Vậy, lập và thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được quy định như thế nào? Trách nhiệm lập, thẩm định dự án này thuộc về cơ quan nào?
Mục lục bài viết
1. Khu bảo tồn được hiểu như thế nào?
Khu bảo tồn thiên nhiên (được gọi tắt là khu bảo tồn) là khu vực địa lý được xác lập dựa trên các ranh giới và phân khu thể hiện rõ chức năng bảo tồn đa dạng sinh học. Theo pháp luật hiện hành ghi nhận có bốn loại khu bảo tồn bao gồm:
– Vườn quốc gia;
– Khu dự trữ thiên nhiên;
– Khu được thực hiện việc bảo tồn loài và sinh cảnh;
– Khu bảo vệ cảnh quan.
2. Quy định về lập và thẩm định dự án thành lập của bảo tồn các quốc gia:
Quá trình lập và thẩm định dự án thành lập của bảo tồn các quốc gia phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Theo Điều 22 Luật Đa dạng sinh học năm 2008 quy định về vấn đề này như sau: Quá trình lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn các quốc gia phải được tiến hành theo sự phân công phân cấp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Chính phủ;
2.1. Về trình tự, thủ tục lập dự án thành lập khu bảo tồn các quốc gia phải thực hiện các bước như sau:
+ Tiến hành tổ chức điều tra và đánh giá hiện trạng trên thực tế nguồn đa dạng sinh học nơi dựa kế thành lập khu bảo tồn theo tiêu chí đã được quy định tại Điều 17, 18, 19 và 20 của Luật này; Sau khi đánh giá hiện trạng trên thực tế sẽ tiến hành lập dự án thành lập khu bảo tồn;
+ Lấy ý kiến của các cộng đồng dân cư sinh sống ở trong khu vực đang dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn bắt buộc phải diễn ra; Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan hoặc Ủy ban nhân dân các cấp sẽ là bên tiến hành thực hiện lấy ý kiến;
+ Việc thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn các quốc gia phải được trình lên Thủ tướng chính phủ để được phê duyệt và quyết định;
2.2. Hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia bắt buộc phải có những giấy tờ sau:
– Cần chuẩn bị văn bản đề nghị thành lập khu bảo tồn của cơ quan, lập dự án thành lập khu bảo tồn các quốc gia; Văn bản này cần thể hiện rõ nội dung và lý do đưa ra đề nghị thành lập khu bảo tồn;
– Những dự án thành lập khu bảo tồn với các nội dung quy định tại Điều 21 của
– Xét về nội dung của dự án thành lập của bảo tồn:
+ Nội dung của văn bản phải thể hiện rõ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học; và thể hiện được việc đáp ứng tất cả các tiêu chí chủ yếu để xác lập khu bảo tồn;
+ Phản ánh thực trạng các hệ sinh thái tự nhiên, các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên; bảo vệ các loài động vật hoang dã khác hoặc liên quan đến cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên;
+ Bản dự án này cũng phải thể hiện rõ diện tích đất mặt nước hoặc hiện trạng sử dụng đất mặt nước, cùng với đó là số lượng dân cư đang sinh sống tại nơi này, đưa ra phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất;
+ Thực hiện việc trích lục bản đồ, xác định vị trí, địa lý, diện tích dự kiến thành lập khu bảo tồn;
+ Về vị trí địa lý, diện tích phân khu, bảo vệ nghiêm ngặt phân khu phục hồi sinh thái và những phân khu dịch vụ hành chính. Ngoài ra, cũng phải thể hiện rõ ranh giới từng phân khu, đề ra phương án ổn định cuộc sống hoặc di dời hộ dân cá nhân ra khỏi nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;
+ Đưa ra kế hoạch quản lý của bảo tồn một cách hợp lý và hiệu quả;
+ Tiến hành tổ chức quản lý khu bảo tồn;
+ Về khoảng vị trí địa lý, diện tích, ranh giới vùng đệm của nơi dự kiến thành lập không hoàn toàn;
+ Tiến hành tổ chức thực hiện các dự án thành lập khu bảo tồn.
2.3. Trách nhiệm quản lý khu bảo tồn:
Theo sự phân công và phân cấp của Chính phủ, Bộ, Cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan tổ chức quản lý khu bảo tồn thuộc phạm vi, giới hạn của mình:
+ Quá trình quản lý khu bảo tồn phải được diễn ra theo các quy định của luật này và quy chế quản lý khu bảo tồn;
+ Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn cho các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo.
3. Trách nghiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn quốc gia:
Quá trình lập và thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn quốc gia phải diễn ra theo đúng thẩm quyền tại Điều 8
+ Phối hợp cùng với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ chủ trì lập dự án thành lập khu bảo tồn các quốc gia thuộc những khu vực là rừng đặc dụng, vùng biển có những diện tích nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên;
+ Sự phối hợp của Bộ Tài nguyên và môi trường với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến những dự án thành lập khu bảo tồn các quốc gia có vùng đất ngập nước, núi đá vôi, đất chưa sử dụng và những vùng sinh thái hỗn hợp có diện tích nằm trên hai từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
– Với mỗi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc lập, thẩm định dự án khu bảo tồn quốc gia sẽ có một Hội đồng thẩm định riêng hỗ trợ vấn đề này.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để thực hiện thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn quy định tại điểm a khoản 1 điều này;
+ Bộ Tài nguyên và môi trường thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để tiến hành thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn quy định tại điểm b c điều này;
– Theo quy định thì Hội đồng thẩm định liên ngành phải có ít nhất 7 thành viên:
+ Đối với trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành dự án khu bảo tồn thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì thành viên của hội đồng này bao gồm: Hội đồng thẩm định sẽ có Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các thành viên khác sẽ là lãnh đạo của Sở, ban, ngành: của cơ quan Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học và công nghệ, Văn hóa- thể thao du lịch; Ngoài ra còn có sự đại diện của cấp vụ Bộ Tài nguyên và Môi trường và những chuyên gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học;
+ Đối với việc thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn các quốc gia thuộc thẩm quyền của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thì thành viên trong Hội đồng thẩm định này bao gồm Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và các thành viên giữ chức vụ đại diện các vụ của các Bộ như: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học và công nghệ, Văn hóa- thể thao và du lịch; ngoài ra cần có sự đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đưa ra dự kiến xây dựng dự án thành lập khu bảo tồn các quốc gia và cần những ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học;
– Nội dung thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn bao gồm:
+ Xác định rõ được mức độ đáp ứng tiêu chí thành lập khu bảo tồn này;
+ Ghi nhận rõ về vị trí địa lý, ranh giới và diện tích của khu bảo tồn bao gồm cả phân khu chức năng và vùng đệm;
+ Để xuất ra các dự án để phục hồi sinh thái trong khu bảo tồn. Những nội dung quan trọng và ý nghĩa trong quá trình thành lập của bảo tồn;
+ Đưa ra những quy chế quản lý của bảo tồn và các nội dung khác theo yêu cầu của cơ quan thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn.
4. Quyết định thành lập khu bảo tồn các quốc gia:
Trước khi trình lên Thủ tướng Chính phủ để quyết định thành lập khu bảo tồn quốc gia thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tiến hành gửi hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn các quốc gia. Trong hồ sơ này thể hiện rõ toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý của tỉnh để Bộ Tài nguyên và môi trường tiếp nhận và có ý kiến chính thức bằng văn bản.
Sau khi Bộ Tài nguyên và môi trường đã phê duyệt về dự án thành lập khu bảo tồn thì sẽ tiến hành trình lên Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập.
+ Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia phải đảm bảo những nội dung chủ yếu sau đây:
Thể hiện rõ ràng vị trí địa lý, ranh giới diện tích khu bảo tồn và vùng đệm của khu vực này; hoặc vị trí địa lý, ranh giới, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ hành chính;
Đề ra được rõ mục tiêu của việc lập khu bảo tồn để bảo tồn đa dạng sinh học;
Thủ tướng Chính phủ phải đặt ra được kế hoạch giúp phục hồi hệ sinh thái tự nhiên;
Việc thành lập khu bảo tồn có thể gây ảnh hưởng đến hộ dân xung quanh nên cần phải đưa ra phương án ổn định hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu bảo tồn; và đề ra phương án để chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu vực này;
Để quản lý tốt việc vận hành của khu bảo tồn các quốc gia cần quy định rõ chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của một ban ngành chuyên quản lý khu vực bảo tồn;
Thủ tướng Chính phủ đưa ra quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia sau đó quyết định này sẽ được gửi đến Ủy ban nhân dân các cấp nơi các khu bảo tồn, cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn theo Khoản 1 Điều 22 của Luật đa dạng sinh học. Cùng với đó, quyết định thành lập này sẽ được đưa đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quản lý khu vực bảo tồn quy định tại Khoản 1 Điều 27 của Luật đa dạng sinh học.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Đa dạng sinh học 2008;
– Nghị định 65/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học.