Hiện nay còn toofn tại việc người dân lập nhóm báo chốt ở các tuyến đường ở các thành phố lớn, Vật theo quy định hiện nay thì lập nhóm báo chốt CSGT, chốt 141 bị phạt như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé
Mục lục bài viết
1.Lập nhóm báo chốt CSGT, chốt 141 bị phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 67/2019/TT-BCA cho phép nhân dân giám sát hoạt động của lực lượng CSGT trong công tác đảm bảo trật tự về an toàn giao thông.
Tuy nhiên, người dân tuyệt đối không được tùy tiện đưa các thông tin, hình ảnh CSGT đang thực hiện nhiệm vụ lên các mạng xã hội, đăng tin trong các hội nhóm. Đối với trường hợp cá nhân có hành vi lập nhóm trên các mạng xã hội và đưa các thông tin, hình ảnh về chốt CSGT lên đó, thì người dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP.
Như vậy, đối với hành vi sử dụng mạng xã hội báo chốt cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ sẽ được xem là hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự cho phép hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật với mức phạt đặt ra đối với cá nhân báo chốt CGST là từ 05 đến 10 triệu đồng dựa theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP.
Ngoài ra, nếu trường hợp đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự, thì người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự đối với Tội gây rối trật tự công cộng hoặc Tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại
Đối với mức phạt của Tội gây rối trật tự công cộng hiện nay được quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự là phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.
– Người nào có hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà hiện nay vẫn còn vi phạm, thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Thực hiện phạm tội có tổ chức;
+ Người phạm tội dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
+ Thực hiện phạm tội gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
+ Có hành vi xúi giục người khác gây rối;
+ Người phạm tội có hành vi hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
+ Người phạm tội tái phạm nguy hiểm.
Còn mức phạt đối với tội chống người thi hành công vụ hiện nay được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.
– Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác mà làm cản trở đến người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Thực hiện phạm tội có tổ chức;
+ Thực hiện phạm tội 02 lần trở lên;
+ Có hành vi xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
+ Có hành vi gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
+ Tội phạm tái phạm nguy hiểm.
Hiện nay, phòng cảnh sát giao thông đã có đề nghị nghiêm cấm người dân không tụ tập đông người tại các vị trí bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm của lực lượng cảnh sát giao thông nói chung và các Tổ 141 nói riêng để bảo đảm trật tự an toàn giao thông và không cản trở lực lượng thi hành nhiệm vụ.
Người dân không được đăng bài viết, thông tin, hình ảnh và clip về các “chốt” 141 lên mạng xã hội, không tham gia bình luận, cổ vũ cho các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
2. Lực lượng 141 hoạt động như thế nào?
Lực lượng 141 đó là một sáng kiến của công an Hà Nội, được thành lập và đi vào hoạt đồng từ cuối năm 2011, gồm 3 lực lượng: cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động và cảnh sát hình sự có mục đích là nhằm trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông chung trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các tổ công tác của 141 sẽ thực hiện hoạt động theo phương thức cắm chốt tập trung ở một số khu vực, hỗ trợ nhau khi cần thiết và sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để phát hiện, kiểm tra và xử lý theo nguyên tắc: lực lượng hóa trang tuần tra trên các tuyến phố nếu phát hiện có trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ hoặc đối tượng nghi vấn đang có dấu hiệu phạm tội thì sẽ sử dụng bộ đàm
Lực lượng tổ công tác 141 có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý người điều khiển mô tô, xe máy vi phạm Luật Giao thông đường bộ, những người mang theo vũ khí khi tham gia giao thông; và kiểm tra các phương tiện giao thông có khả nghi liên quan về tàng trữ vũ khí, ma túy và các tài sản nghi do phạm tội mà có. Lực lượng này sẽ được trang bị công cụ hỗ trợ, sử dụng biện pháp công khai kết hợp với hóa trang để kiểm tra và xử lý các đối tượng nghi vấn, vi phạm tại các tuyến phố, nút giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khi thực hiện nhiệm vụ, các thành viên của tổ công tác 141 sẽ có quyền mặc thường phục như những người dân bình thường. Tuy nhiên, thành viên tổ công tác 141 sẽ phải thực hiện việc giới thiệu trước khi kiểm tra để phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp kiểm tra người, kiểm tra ví và điện thoại của đối tượng khả nghi đây được coi là nhiệm vụ cần thiết và phù hợp đối với quy định của pháp luật. Hiện nay, trên thực tế cho thấy có nhiều nghi can đã cất giấu vũ khí trong người, giấu ma túy trong ví, giày dép, điện thoại, thậm chí trong những vùng kín của cơ thê hay bất kì nơi đâu để qua mắt lực công ah. Nên việc kiểm tra người và tài sản đi cùng là hoàn toàn phù hợp với quy định hiện nay.
4. Cảnh sát 141 có được xử lý vi phạm giao thông không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8, Thông tư 65/2020/TT-BCA thì lực lượng 141 sẽ được dừng các phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ theo như quy định, để kiểm soát người và phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ liên quan của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ liên quan của phương tiện giao thông và những giấy tờ tùy thân liên quan của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ mới nhất.Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
– Thông tư 67/2019/TT-BCA Quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
– Nghị định 15/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.