Di chúc được hiểu là văn bản hoặc lời nói thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết. Vậy muốn lập di chúc thì phải tiến hành ở đâu? Các yêu cầu và thủ tục lập 01 di chúc hợp pháp như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Di chúc là gì?
– Theo quy định tại Điều 624
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị B năm nay 87 tuổi. Hiện tại sức khỏe của bà còn minh mẫn. Nhận thấy mình ngày càng già đi, sợ một ngày nào đó mình ra đi đột ngột, hoặc không đủ tỉnh táo đến phân chia tài sản cho con cháu, nên bà lập di chúc. Trong bản di chúc, bà phân chia, để lại tài sản cho các thành viên trong gia đình theo mong muốn của bà. Tài sản của bà gồm: Một miếng đất có diện tích 530 m2 ở thành phố Hồ Chí Minh trị giá 10 tỷ đồng, tài sản là tiền mặt trị giá 5 tỷ đồng, một xưởng sản xuất gỗ trị giá 12 tỷ đồng. Bà để lại cho con trai lớn (anh G) xưởng sản xuất gỗ (vì con trai lớn trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc bà; và bà thấy con trai lớn hiếu thuận với mình nhất); miếng đất ở thành phố Hồ Chí Minh bà để lại cho hai cháu nội H và Y (con của anh G). Số tiền 5 tỷ sẽ chia đều cho 3 con còn lại (chị k, chị L và anh D).
Như vậy, bản di chúc thể hiện rõ ý chí của bà Nguyễn Thị B về việc định đoạt, chuyển dịch tài sản của mình sau khi bà mất.
– Lập di chúc là việc chủ sở hữu tài sản lập một văn bản, trong đó thể hiện rõ nguyện vọng của mình đối với việc định đoạt tài sản. Hay hiểu một cách đơn giản, lập di chúc chính là việc người lập trao quyền sử dụng, sở hữu tài sản của mình cho người mà họ mong muốn trao hưởng.
2. Lập di chúc ở đâu?
Thực tế, nhiều người luôn có quan điểm cho rằng di chúc là văn bản thể hiện mong muốn của người lập di chúc với việc định đoạt tài sản của mình. Vì vậy, chỉ cần là do người để lại di chúc viết, thì văn bản được viết ra ở đâu cũng được và nó sẽ có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được viết ra.
– Pháp luật đã đưa những điều luật cụ thể để quy định về vấn đề này.
Điều 636,
“Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi muốn lập di chúc, công dân có thể để Ủy ban nhân xã hoặc văn phòng công chứng.
– Ngoài ra, nếu không thể lập di chúc tại văn phòng/phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thì bạn cũng có thể lập di chúc tại nhà. Tuy nhiên, để việc lập di chúc tại nhà được pháp lý hóa, công dân cần lưu ý để đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
+ Nếu lập di chúc tại nhà không có người làm chứng thì người lập di chúc sẽ phải tự viết và ký vào bản di chúc.
+ Trong trường hợp lập di chúc tại nhà có người làm chứng thì phải đảm bảo có 02 người làm chứng, người lập di chúc có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc. Ngoài ra, người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
3. Thủ tục lập di chúc thừa kế hợp pháp:
3.1. Điều kiện để một bản di chúc hợp pháp:
Để một bản di chúc thừa kế hợp pháp, thì phải đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Những nội dung xoay quanh vấn đề lập di chúc bao gồm: Người lập di chúc, người nhận di sản, nội dung của di chúc.
– Người lập di chúc:
Điều 625 và Điều 630
+ Đủ 18 tuổi trở lên;
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
+ Minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị đe dọa, lừa dối, cưỡng ép.
Các trường hợp ngoại lệ:
+ Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
+ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, chỉ khi đảm bảo đúng và đủ các điều kiện về người lập di chúc nêu trên, thì bản di chúc mới có cơ sở hiệu lực về mặt pháp luật.
– Người nhận di sản:
Không chỉ người lập di chúc, người nhận di sản cũng phải đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật thì bản di chúc mới có hiệu lực pháp lý. Cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, người nhận di sản phải không nằm trong các trường hợp sau:
+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
+ Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
+ Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên, nếu người lập di chúc đã biết về hành vi của những người thuộc các trường hợp trên mà vẫn giữ nguyên ý định để lại di sản cho người đó thì người đó vẫn được quyền nhận thừa kế.
– Nội dung của di chúc:
Nội dung của di chúc được xem là thành tố quan trọng nhất của một bản di chúc. Theo Điều 631 Bộ luật dân sự 2015 di chúc hợp pháp bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
– Ngày tháng năm lập di chúc;
– Thông tin cá nhân (họ tên, nơi cư trú,…) của cá nhân lập di chúc và cá nhân/tổ chức được hưởng di sản;
– Di sản để lại và nơi có di sản;
– Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Nội dung của một bản di chúc chỉ đầy đủ tính pháp lý nếu nó bao hàm đầy đủ các yếu tố nêu trên.
3.2. Thủ tục lập di chúc hợp pháp:
Để lập một bản di chúc hợp pháp, người lập di chúc phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, cũng như đáp ứng các thủ tục sau đây:
– Hồ sơ lập di chúc
+ Giấy tờ tùy thân của người để lại di chúc (CMND, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn,…);
+ Giấy tờ liên quan đến di sản thừa kế;
+
– Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ với những giấy tờ liên quan kèm theo, người lập di chúc đến Ủy ban nhân xã hoặc văn phòng công chứng để làm thủ tục lập di chúc thừa kế. Tại đây, công chứng viên, người có thẩm quyền sẽ xác nhận và công chứng nội dung của bản di chúc.
– Sau khi được công chứng, bản di chúc sẽ có hiệu lực về mặt pháp luật.