Dưới đây là dàn ý tả lần lượt từng bộ phận của các loại cây chi tiết nhất. Xin mời các bạn học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách lập dàn ý tả các bộ phận của cây và đạt kết quả cao trong học tập.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý tả lần lượt từng bộ phận của cây ổi chi tiết nhất:
Mẫu 1:
a. Mở đầu: Giới thiệu về cây ổi mà em muốn miêu tả.
– Cây ổi này được trồng ở đâu?
– Cây ổi đã được trồng bao lâu rồi?
– Cây ổi do ai trồng vậy, năm nay cây ổi được bao nhiêu tuổi?
b. Nội dung:
Miêu tả từng bộ phận của cây ổi.
– Miêu tả rễ của cây:
+ Rễ cây ổi đâm sâu vào lòng đất
+ Giúp cây không cần phải tưới nước thường xuyên
+ Nhờ rễ cây bám chắc vào đất mà cây ổi đứng vững chãi trên mặt đất bất chấp gió bão.
– Miêu tả thân của cây:
+ Có kích thước tương đương với bắp chân, cứng cáp và vững chơi.
+ Vỏ trên thân có màu xanh xám, thỉnh thoảng bong ra, để lộ phần thân bên trong màu nâu vàng nhạt.
– Miêu tả cành cây:
+ Các nhánh của cây ổi có kích thước bằng cổ tay và có nhiều nhánh nhỏ.
+ Các cành cây mọc khá sát nhau tạo thành tán lá lớn
– Miêu tả về lá cây:
+ Lá của cây ổi có kích thước bằng lòng bàn tay trẻ em, khá dày và có màu xanh đậm.
+ Bề mặt lá xù xì chứ không mịn như lá mít.
+ Lá ổi non có một lớp lông tơ trên bề mặt, không chỉ vậy còn có mùi thơm nhẹ.
– Miêu tả hoa ổi:
+ Hoa ổi mọc thành từng chùm, mỗi chùm có từ 3 đến 5 bông hoa.
+ Cánh hoa ổi có màu trắng ngà, còn các nhụy hoa thì có màu vàng
– Miêu tả quả ổi:
+ Quả ổi có hình cầu, khi còn non có kích thước bằng viên bi và có kích thước bằng nắm tay của người trưởng thành khi lớn lên.
+ Vỏ ổi chín chuyển từ màu xanh đậm sang xanh lam.
+ Thịt quả giòn, ngọt, bên trong có nhiều hạt.
c. Kết luận: Tình yêu của em với cây ổi.
Mẫu 2:
a. Mở đầu:
Giới thiệu về cây ổi mà em yêu quý.
b. Nội dung:
– Tổng quan, tả khái quát về cây ổi:
+ Cây ổi trồng ở đâu, nay cây đã bao nhiêu tuổi rồi?
+ Ai đã trồng và chăm sóc cho cây? Cây ổi có sai quả không?
– Mô tả rễ cây:
+ Rễ cây ổi có to và dài không?
+ Chúng có màu gì, chồi lên trên mặt đất hay hoàn toàn nằm chìm dưới lòng đất?
– Mô tả về thân cây:
+ Thân cây ổi có to không? Cây ổi cao khoảng bao nhiêu mét?
+ Thân cây thẳng hay cong, từ thân cây có nhiều cành lớn mọc ra không?
+ Thân cây ổi có cứng cáp, rắn chắc không? So với các loại cây ăn quả khác thì thế nào? Vỏ trên thân cây có màu gì? Nó sờ vào có thô ráp không? Cảm giác khi chạm vào thân cây như thế nào?
– Mô tả cành cây:
+ Cây ổi có nhiều cành không? Làm thế nào để cành phát triển?
+ Các cành của cây ổi có rộng và dày không? Có đủ rộng để che bóng mát không?
+ Cành ổi có dễ gãy không? Cây có bị trĩu xuống khi có nhiều quả không?
– Mô tả lá ổi:
+ Lá ổi có hình dạng như thế nào? + Lá non có màu gì? Những chiếc lá sẽ to và chuyển màu như thế nào khi chúng già đi?
+ Lá ổi non dùng để làm gì? Lá ổi già thường dùng làm gì?
– Mô tả hoa, quả của ổi:
+ Cây ổi nở quanh năm hay theo mùa, hoa ổi có màu gì, hình dạng như thế nào?
+ Cây ổi trồng theo nhóm hay riêng lẻ? Mất bao lâu để thấy cây kết quả?
+ Quả ổi có hình dạng như thế nào? Kích thước của quả ổi thay đổi như thế nào từ lúc còn non đến khi trưởng thành?
+ Vỏ ổi chín có màu gì, mùi vị thế nào? Quả ổi không những có thể ăn trực tiếp mà còn có thể chế biến thành các món ăn khác như thế nào?
c. Kết luận:
Khẳng định tình cảm của bản thân dành cho cây ổi.
2. Dàn ý tả lần lượt từng bộ phận của cây chuối chi tiết nhất:
a. Mở đầu: Giới thiệu với về cây chuối.
b. Nội dung:
* Mô tả chung về cây chuối:
– Cây chuối trồng ở đâu, ai trồng và chăm sóc cho nó? Cây chuối này là loại chuối gì?
– Cây có cao không? Bón phân cho cây như thế nào? Bao lâu thì cây ra trái?
* Mô tả chi tiết cây chuối:
– Rễ (gốc cây):
+ Vì có hình tròn nên được gọi là củ chuối, rễ cây chuối chôn dưới lòng đất.
+ Nhiều rễ nhỏ phát triển để hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
– Thân cây:
+ Thân cây thẳng, có kích thước bằng vế, nhỏ dần về phía trên.
+ Thân chuối không phải là một khối rắn chắc như thân cây gỗ mà thực chất được tạo thành từ nhiều lớp cuộn chặt lại với nhau.
+ Vỏ ngoài của thân chuối có màu xanh, mịn.
+ Lớp vỏ ngoài cùng dính liền với các lá phía trên. Khi lá già và chết đi, vỏ cây chuyển sang màu nâu xám và về phía gốc thì tuột dần.
– Lá cây:
+ Cây chuối không có nhiều lá, thường chỉ có khoảng 10 đến 15 lá.
+ Lá cây chuối to và dài nên còn gọi là tàu lá chuối.
+ Lá chuối có thể dài hơn 1,5 mét và rộng khoảng 60 đến 80 cm.
+ Lá chuối khi còn non có màu xanh và cuộn tròn như một chiếc phong bì. Khi lớn lên, nó chuyển sang màu xanh đậm và ngửa ra phía bầu trời.
– Buồng chuối:
+ Buồng chuối mọc từ ngọn cây, từ cùng gốc với các mạch lá.
+ Mỗi cây chuối chỉ có một Buồng.
+ Đầu tiên, một bông hoa chuối hình búp hoa có kích thước bằng bắp tay màu tím xuất hiện.
+ Hoa chuối nở và mọc xen kẽ các chùm hoa với nhau.
+ Những bông hoa chuối nở thì kéo dài ra, từng chùm hoa cách nhau một khoảng.
+ Mỗi chùm hoa tạo thành nải chuối, mỗi buồng gồm 5 đến 8 nải.
– Quả chuối:
+ Quả chuối dài và mỏng, cong như vầng trăng lưỡi liềm.
+ Quả dài bằng lòng bàn tay và rộng khoảng ba ngón tay.
+ Vỏ chuối khi chín sẽ chuyển sang màu vàng và tách ra khỏi phần thịt bên trong nên dễ bóc hơn.
+ Cùi chuối mềm, thơm và ngọt nên rất dễ ăn và tốt cho sức khỏe.
c. Kết luận: Khẳng định tình cảm của bản thân dành cho cây chuối.
3. Dàn ý tả lần lượt từng bộ phận của cây thanh long chi tiết nhất:
a. Mở đầu:
Giới thiệu khái quát về cây thanh long có quả
– Cây thanh long được trồng ở đâu?
– Cây bao nhiêu tuổi rồi?
– Cây do ai trồng?
b. Nội dung:
* Miêu tả một cách bao quát:
– Thanh long là cây leo, thân phải leo lên giàn hoặc cột.
– Thân cây có màu xanh và có các cạnh góc cạnh như cây xương rồng.
* Miêu tả một cách chi tiết:
– Gốc của cây thanh long: màu xanh đậm, đậm hơn thân leo của cây và chỉ lớn hơn thân leo một chút.
– Thân của cây thanh long: Thân có ba khía và gai giống như thân cây xương rồng, mỗi gai đều có một “đốt”. Thanh long có thể trèo qua hàng rào và leo lên những cột sắt cao.
– Mỗi “đốt mắt” đầy đặn, giàu dinh dưỡng của cây tạo ra những nụ hoa lớn màu trắng xanh giống như búp sen nhọn.
– Hoa nở với những cánh hoa màu xanh vàng nhạt xòe ra như đuôi rồng (do đó có tên là thanh long), lác đác trên thân cây những bông hoa đuôi rồng như vậy được gắn trên những quả xanh mọng.
– Trên cây, một số quả của lứa cũ trước đã có màu xanh pha chút hơi đỏ. Quả thanh long trông tròn trĩnh, có rua hoa tua tủa ra, xung quanh quả có vảy giống vảy rồng. Vỏ quả mịn và bóng, chuyển dần sang màu hồng khi chín. Thanh long chín có vỏ đỏ bóng nhưng vảy vẫn còn xanh.
– Quả thanh long: Quả có thịt màu trắng và hạt nhỏ giống như vừng, có vị ngọt và ăn được. (Ngoài ra còn có loại thanh long ruột đỏ, hạt đen.)
* Cách chăm sóc thanh long:
– Tưới nước làm ấm rễ của cây. Thanh long cần ánh sáng trực tiếp nên người trồng ( hoặc người chăm sóc) luôn đảm bảo bộ rễ và cây thanh long được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
– Để giữ cho thanh long chín tròn trịa mà không bị chim mổ hay kiến phá hoại, bọc thanh long bằng giấy khi quả còn xanh và hơi hồng.
c. Kết luận:
– Cảm nghĩ về hình dáng đẹp mắt của thanh long.
– Nêu lên giá trị của cây thanh long trong nền kinh tế nông nghiệp (cây cho năng suất cao, quả đẹp, thơm ngon nên có thể xuất khẩu đi nhiều nước để thu đổi ngoại tệ).