Hiện nay, một số xe ô tô, mô tô và các loại xe tương tự khác sử dụng còi hơi, còi nhại, còi ngân, không đúng thiết kế. Vậy pháp luật có nghiêm cấm việc này không? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Lắp còi ngân, lắp còi nhại, lắp còi hơi có bị xử phạt không?
Còi xe là thiết bị bắt buộc phải lắp đặt trên các phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông nhằm mục đích báo hiệu, cảnh báo khi cần thiết. Hầu hết các hãng xe khi được sản xuất đều được trang bị sẵn hệ thống còi xe, tuy nhiên với nhiều chủ xe cá tính họ lại thích nghe những âm thanh độc đáo, phá cách bằng cách lắp đặt những thiết bị độ còi xe như: lắp còi ngân, còi nhại, còi hơi. Khi lắp đặt những thiết bị này còi phát ra sẽ tự động chia quãng, âm thanh phát ra hay hơn, êm tai hơn, gây sức hút hơn so với tiếng phát ra từ còi gốc của xe
Vậy pháp luật có cho phép độ còi xe không?
Tại Khoản 2 Điều 55
+ Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
+ Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Do đó, việc độ còi xe bằng cách lắp còi ngân, lắp còi nhại, lắp còi hơi là không phù hợp với quy định nêu trên của Luật Giao thông đường bộ. Việc lắp còi này tuy không làm thay đổi nhiều về hình dáng, kích thước của xe nhưng có thể về lâu dài không đảm bảo được độ bền vững và phần nào thay đổi hình thức của xe, cho nên việc độ xe sẽ không được phép thực hiện. Người nào vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật
2. Hình phạt khi lắp còi ngân, lắp còi nhại, lắp còi hơi không đúng quy định
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính:
Các loại xe | Hành vi | Mức phạt | Căn cứ pháp lý |
Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
| Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. | Phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng | Điểm g Khoản 1 Điều 5 |
Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
| Phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1 triệu đồng | Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP | |
Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng | Phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng | Điểm b Khoản 2 ĐIều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP | |
Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định; | Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng Tịch thu còi vượt quá âm lượng | Điểm d Khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP | |
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
| Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; | Phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng | Điểm n Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
|
Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; | Phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng | Điểm c Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP | |
Điều khiển xe không có còi; Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe; | Phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng Tịch thu còi | Điểm a Khoản 1 Điều 17 nghị định 100/2019/NĐ-CP | |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng | Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; | Phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng | Điểm d Khoản 3 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
|
Như vậy, việc lắp còi xe ô tô cho xe máy (sử dụng còi không đúng quy chuẩn) khi tham gia giao thông bị phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.
2.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Với trường hợp lắp còi ngân, lắp còi nhại, lắp còi hơi khi tham gia giao thông đường bộ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của người khác bằng việc cố tình bấm còi không đúng quy định làm cho người khác lạc tay lái dẫn đến việc tai nạn chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người (Điều 128
Cấu thành tội phạm của tội vô ý làm chết người:
- Mặt khách quan:
– Dấu hiệu hành vi khách quan:
+ Hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người được quy định là hành vi vi phạm quy tắc an toàn. Đó là những quy định nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người. Những quy tắc đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy phạm hóa hoặc có thể chỉ là những quy tắc xử sự xã hội thông thường, mọi người đều biết và thừa nhận
+ Ở đây, ta cần lưu ý rằng một số hành vi vi phạm quy tắc an toàn thuộc một số lĩnh vực có thể được quy định là tội phạm ở những điều luật riêng khác. Trong trường hợp như vậy, hành vi vi phạm quy tắc an taofn không còn là hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người mà là hành vi khách quan của những tội phạm khác. Ví dụ: Hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông (Điều 260, Điều 267, Điều 272,…Bộ luật hình sự 2015)
– Dấu hiệu hậu quả của tội phạm:
+ Hậu quả của tội phạm được xác định trong cấu thành tội phạm là hậu quả chết người . Hậu quả này có nguyên nhân là hành vi vi phạm quy tắc an toàn hay nói cách khác, cấu thành tội phạm đòi hỏi là dấu hiệu thứ ba là:
– Dấu hiệu quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm quy tắc an toàn về hậu quả chết người
Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm quy tắc an toàn và hậu quả chết người đã xảy ra là dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Người có hành vi vi phạm quy tắc an toàn chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người đã xảy ra khi hành vi vi phạm của họ và hậu quả chết người có quan hệ nhân quả với nhau
- Mặt chủ quan của tội phạm:
– Lỗi của người phạm tội được xác định trong cấu thành tội phạm là lỗi vô ý. Có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả
– Trong trường hợp vô ý vì quá tự tin, người phạm tội nhận thức hành vi vi phạm của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể gây ra hậu quả chết người nhưng đã quá tự tin là hậu quả đó sẽ không xảy ra những thực tế hậu quả đó sẽ không xảy ra những thực tế hậu quả đó vẫn xảy ra. Còn trong trường hợp vô ý do cẩu thả, người phạm tội không thấy trước hậu quả chết người mà hành vi của mình gây ra mặc dù với địa vị cụ thể của mình họ phải thấy trước và có đủ điều kiện thấy trước hậu quả đó
- Khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của công dân được pháp luật bảo vệ, quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ
- Chủ thể của tội phạm:
Người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ đủ 16 trở lên.
- Hình phạt:
Điều luật này quy định 2 khung hình phạt chính
+ Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm 05 năm
+ Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt từ từ 03 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp phạm tội làm chết người trở lên
Lưu ý: Không phải tất cả các trường hợp vô ý làm chết người đều xử lý theo Điều 128 Bộ luật hình sự. Nếu vô ý làm chết người nhưng lại đồng thời thỏa mãn cấu thành tội riêng biệt khác quy định tại các điều khác nhau của Bộ luật hình sự thì xử lý theo các tội riêng biệt ấy. Ví dụ: Khi bác sĩ khi khám bệnh đã vi phạm quy trình khám chữa bệnh gây hậu quả là làm người khám bệnh chết người thì xử lý về Tội vi phạm các quy định về khám chữa bệnh gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
+ Bộ luật hình 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
+ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt