Hiện nay nhu cầu việc làm đối với người lao động hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, bên cạnh những lao động được ký hợp đồng lao động hoặc có công việc ổn định thì sẽ tồn tại loại lao động tự do. Đây là được xem một hình thức người lao động khá phổ biến trong xã hội hiện nay.
Mục lục bài viết
- 1 1. Lao động tự do là gì?
- 2 2. Điều kiện hỗ trợ người lao động tự do mất việc làm do dịch bệnh:
- 3 3. Điều kiện và trình tự thủ tục đối với một số đối tượng người lao động khác:
- 4 4. Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động:
- 5 5. Xử lý vi phạm đối với người lao động:
1. Lao động tự do là gì?
Nghe đến tự do chắc hẳn ai cũng hiểu về ý nghĩa của từ này. Tuy nhiên, khi được gắn với từ lao động thì lại trở thành một vấn đề được xã hội quan tâm, nhất là tại thời điểm hiện nay. Tự do được hiểu là việc cá nhân được làm những gì mình muốn, không bị ràng buộc trong một phạm vi giới hạn nào. Theo đó, lao động tự do cũng có nghĩa là người lao động làm nhiều công việc trong một thời gian, không mang tính ổn định, lâu dài.
Thậm chí một người có thể một lúc làm nhiều việc khác nhau, miễn để có thu nhập cho bản thân. Họ là những người đa ngành nghề, không có một công việc nhất định, không bị ràng buộc bởi một cơ quan hay tổ chức nào ngoài tuân thủ quy định của pháp luật, đó chính là làm những công việc mà luật pháp không cấm.
Thường những lao động này sẽ có mức thu nhập không ổn định, mức thu nhập phụ thuộc vào công việc hôm đó họ có làm được hay không, hoặc có công việc đê làm hay không, nó không được tính theo tháng hay quý cụ thể. Hiện nay, người lao động tự do thuộc một trong những công việc: bán hàng rong; lao động thu gom rác; người làm nghề bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô; người bán lẻ vé số lưu động; người lao động tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe…
2. Điều kiện hỗ trợ người lao động tự do mất việc làm do dịch bệnh:
– Người lao động không có giao kết
+ Mất việc làm và có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại
+ Cư trú hợp pháp tại địa phương;
+ Thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, làm một trong những công việc sau: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.
- Căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các đối tượng được hỗ trợ khác ngoài các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.
- Nguồn kinh phí hỗ trợ người bán lẻ xổ số lưu động được bảo đảm từ các nguồn tài chính hợp pháp của các công ty xổ số kiến thiết và được hạch toán vào chi phí theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Hồ sơ và trình tự, thủ tục
- Hồ sơ đề nghị theo Phụ lục kèm theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã sau ngày 15 hằng tháng. Trường hợp người lao động có nơi thường trú và tạm trú không trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu đề nghị hưởng hỗ trợ tại nơi thường trú thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tạm trú về việc không đề nghị hưởng các chính sách theo Quyết định này và ngược lại.
- Trong 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức rà soát và lập danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị – xã hội và công khai với cộng đồng dân cư; niêm yết công khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ trong 02 ngày làm việc; tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Trong 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ trong 03 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Điều kiện và trình tự thủ tục đối với một số đối tượng người lao động khác:
Thứ nhất, đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương
Về điều kiện
- Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 01 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến ngày 01 tháng 6 năm 2020.
- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương.
- Làm việc tại các doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương (sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp pháp khác của doanh nghiệp, số dư đến ngày 31 tháng 3 năm 2020) do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Về trình tự, thủ tục
- Hồ sơ đề nghị theo Phụ lục kèm theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg;
- Doanh nghiệp lập Danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 1 Quyết định này; đề nghị tổ chức công đoàn cơ sở (nếu có) và cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận Danh sách này.
- Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Danh sách theo đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này và gửi doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở. Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ.
Thứ hai, đối với người lao động bị chấm dứt hợp lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Về điều kiện
Người lao động được hỗ trợ kinh phí khi có đủ các điều kiện sau đây: có giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trước thời điểm ngày 01 tháng 4 năm 2020 và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 15 tháng 6 năm 2020 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định; không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Về hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện
- Hồ sơ đề nghị theo Phụ lục kèm theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg
- Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát và xác nhận mức thu nhập, tổng hợp danh sách trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Ủy ban nhân, dân cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong 02 ngày làm việc.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ trong 03 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động:
Về điều kiện
- Có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 01 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020.
- Đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc.
– Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2019.
Về hồ sơ, thủ tục xác nhận, phê duyệt người sử dụng lao động đủ điều kiện được vay vốn
– Hồ sơ đề nghị theo Phụ lục kèm theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg
– Chậm nhất ngày 05 hằng tháng, người sử dụng lao động có nhu cầu gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú (đối với hộ kinh doanh, cá nhân).
– Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, tổng hợp danh sách theo Phụ lục kèm theo Quyết định này, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh sách theo Phụ lục kèm theo Quyết định này, gửi chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội và người sử dụng lao động trong danh sách. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Xử lý vi phạm đối với người lao động:
Cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lợi dụng chính sách quy định tại Quyết định này để trục lợi, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải bồi thường, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid-1