Lao động trong thời gian thử việc có được thưởng tết không? Các hình thức thưởng tết cho người lao động. Người lao động có thể tạm ứng tiền lương để ăn tết hay không? Nghỉ thai sản có được thưởng tết không? Thời gian thử việc tốt đa đối với người lao động.
Có thể nói rằng, thử việc là một quá trình không thể thiếu trong quá trình tuyển dụng của hầu hết các doanh nghiệp. Đây là giai đoạn quyết định đảm bảo các ứng viên được tuyển chọn có đủ các kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn cũng như thái độ phù hợp với công việc cụ thể trước khi ký hợp đồng trở thành nhân viên chính thức. Bài viết này sẽ trả lời một số câu hỏi mà các nhân viên chưa chính thức thường quan tâm tới như là : Lao động trong thời gian thử việc có được thưởng Tết không? Hình thức thưởng Tết cho người lao động là gì? Người lao động có được tạm ứng tiền lương để ăn tết hay không? Nghỉ thai sản có được thưởng Tết không? Những lầm tưởng về thưởng Tết 2023.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Lao động trong thời gian thử việc có được thưởng Tết không?
Căn cứ theo Điều 26
Người lao động trong thời gian nghỉ lễ Tết nằm trong thời gian thử việc thì theo quy định người lao động vẫn được hưởng nguyên lương theo quy định pháp luật căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nghỉ lễ, tết quy định cụ thể như sau:
– Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); Tết Âm lịch: 05 ngày; Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
– Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
– Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, trong thời gian thử việc, người lao động vẫn có thể nhận lương trong thời gian nghỉ Tết. Còn về thưởng Tết, nếu các bên không có thỏa thuận trong Hợp đồng Lao động hoặc Thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định trong Quy chế thưởng của công ty thì việc thưởng Tết không phải là quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện. Đây chỉ được coi là phúc lợi của công ty đối với sự đóng góp của nhân viên cũng như định hướng của công ty với nhân sự nói chung. Vì vậy, thưởng Tết hay không là vấn đề mà mỗi doanh nghiệp cụ thể tự cân nhắc, xem xét, quyết định dựa trên kết quả của hoạt động kinh doanh trong suốt năm vừa qua của bản thân doanh nghiệp nói chung và căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh cũng như mức độ hoàn thành công việc của cá nhân người lao động nói riêng.
2. Các hình thức thưởng Tết cho người lao động:
Căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định về thưởng thì Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, người lao động có thể được nhận thưởng Tết dưới một trong các hình thức dưới đây: Thưởng bằng tiền; Thưởng bằng tài sản; Thưởng bằng các hình thức khác.
Tùy vào loại hình hoạt động của doanh nghiệp hay văn hóa doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ tự quyết định, trưng cầu ý kiến nhân viên hoặc cho phép người lao động được lựa chọn hình thức nhận thưởng Tết theo mong muốn. Sự sửa đổi của Bộ luật Lao động năm 2019 thay thế cho
3. Người lao động có được tạm ứng tiền lương để ăn Tết hay không?
Nhu cầu tạm ứng tiền lương của người lao động là luôn có, đặc biệt là vào dịp lễ Tết – đây được xem là ngày lễ lớn và quan trọng nhất trong năm của người Việt. Vì vậy, luật quy định người lao động được phép xin tạm ứng tiền lương khi có nhu cầu, người sử dụng lao động sẽ xem xét và đồng ý đáp ứng nếu thấy yêu cầu là xác đáng và hợp lý, đồng thời khoản tạm ứng này cũng sẽ không bị tính lãi. Ngoài ra, luật cũng không có quy định về mức tạm ứng tiền lương tối đa, cho nên mức tiền này sẽ do hai bên tự thỏa thuận, tùy thuộc vào hình thức trả lương cụ thể. Căn cứ theo Điều 101 Bộ luật Lao động năm 2019 về tạm ứng tiền lương đã quy định thì:
– Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
– Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
– Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
– Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Ngoài ra, căn cứ tại khoản 3 Điều 97 về kỳ hạn trả lương của Bộ luật Lao động năm 2019 cũng có quy định: Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Nghỉ thai sản có được thưởng Tết không?
Như đã nói ở trên, việc thưởng Tết là không bắt buộc trên quy định của pháp luật, tùy theo mỗi doanh nghiệp cụ thể, phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp cũng như dựa trên hiệu suất làm việc của nhân viên trong suốt một năm.
Theo đó, với tình huống nghỉ thai sản của lao động nữ, doanh nghiệp có thể căn cứ vào các yếu tố khác để xem xét có thưởng hay không cho nhân viên này. Tuy nhiên thường thấy thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ là 06 tháng, trong khi thưởng Tết sẽ được xem xét ghi nhận trên hiệu quả làm việc của cả một năm. Vì vậy, với những doanh nghiệp có chế độ thưởng Tết, lao động nữ đang nghỉ thai sản hoàn toàn có khả năng nhận được khoản này. Tất nhiên mức thưởng thế nào sẽ là do doanh nghiệp tự quyết định dựa trên việc xem xét một số yếu tố như: thời gian làm việc, hiệu quả công việc, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,…
5. Thời gian thử việc tối đa đối với người lao động:
Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể về thời gian thử việc đối với người lao động sẽ do hai bên tự thoả thuận với nhau căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác. Ngoài ra trong quá trình thử việc, người lao động sẽ được người sử dụng lao động trả mức lương ít nhất là 85% căn cứ theo Điều 26 Bộ luật lao động năm 2019.
Như vậy, trong quá trình thử việc người lao động và người sử dụng lao động có thể thoả thuận về thời gian thử việc và mức lương tuy nhiên thì không được thấp hơn 85%, và trong quá trình thử việc người lao động hoàn toàn có thể được hưởng tiền thưởng tết theo quy định của pháp luật về lao động.