Khái quát về vấn đề thử việc của người lao động? Lao động thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm đến vấn đề quyền lợi của người lao động. Ngoài Bộ luật lao động 2019, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được xem là căn cứ xác định nghĩa vụ, quyền lợi liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động. Một trong những vấn đề được hai bộ luật này điều chỉnh là lao động thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
–
Mục lục bài viết
1. Khái quát về vấn đề thử việc của người lao động:
– Người lao động trong quá trình lao động tại bất kỳ doanh nghiệp, công ty hay cơ sở sản xuất kinh doanh nào cũng thường cần trải qua quá trình thử việc. Thông thường, sau khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động mới được chính thức ký kết hợp đồng lao động. Theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Người lao động khi tham gia thử việc, có thể ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động hoặc giao kết hợp động thử việc. Thực tế, trong một số trường hợp, thử việc không được thể hiện thông qua hợp đồng hay hình thức văn bản nào, mà chỉ là quá trình làm quen, hoạt động trên cơ sở xem xét tính phù hợp của công việc của người lao động và người sử dụng lao động.
– Khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định về vấn đề thử việc như sau:
“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”.
– Thử việc được xem là khoảng thời gian bắt đầu làm việc của người lao động. Trong khoảng thời gian đó, người lao động sẽ làm quen với công việc mới dưới sự giám sát của người sử dụng lao động. Nếu người lao động đạt tiến độ công việc, hoàn thành chất lượng công việc theo đúng mong muốn, yêu cầu mà phía bên sử dụng lao động đặt ra, thì sẽ được nhận làm nhân viên chính thức sau khoảng thời gian thử việc theo quy định của pháp luật.
– Như vậy, người thử việc có thể được hiểu là người đang trong quá trình thử việc mà nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động, hoặc người thử việc thông qua hợp đồng thử việc.
– Bộ luật Lao động 2019 đã ghi nhận nội dung thỏa thuận thử việc sẽ phải ghi nhận và chỉ được ghi nhận dưới 02 hình thức: Trong hợp đồng lao động; hoặc giao kết hợp đồng thử việc. Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần đầu, trong thực tế, quá trình thử việc của người lao động thường không được giao kết bằng văn bản. Người sử dụng lao động sẽ cho người lao động thử việc theo khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật. Sau thời gian thử việc, nếu người lao động vẫn muốn tiếp tục làm việc; người sử dụng lao động thấy người lao động đáp ứng được yêu cầu mà công ty đặt ra, hai bên sẽ tiến hành giao kết hợp đồng với nhau.
2. Người lao động thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, thì người lao động là công dân Việt Nam làm việc tại doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
– Người làm việc theo
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Theo đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ghi nhận người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Có thể thấy, Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định khá chặt chẽ và rõ ràng về việc bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Chỉ khi đảm bảo đầy đủ một trong những điều kiện nêu trên theo quy định của pháp luật, người lao động mới có thể đóng bảo hiểm xã hội. Đối với từng trường hợp, tính tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thử việc cũng khác nhau:
2.1. Trường hợp người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng thử việc với nhau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định về người lao tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc không phải là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên, Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy, đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người sử dụng lao động phải chi trả thêm cho người lao động một khoản tiền tương đương mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hay nói cách khác, với trường hợp này, người lao động không bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội, bởi giữa họ với bên sử dụng lao động không thỏa thuận về nội dung thử việc. Ngược lại, người sử dụng lao động cũng không có nghĩa vụ phải thanh toán và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Số tiền tương ứng với khoản đóng bảo hiểm xã hội sẽ được người sử dụng lao động thanh toán cho người lao động.
Ví dụ: Chị Đỗ Thị K xin làm công nhân may tại Công ty TNHH một thành viên Vạn An. Sau khi phỏng vấn, chị K và đại diện phía công ty Vạn An giao kết hợp đồng thử việc với nhau. Hợp đồng thử việc đã thỏa thuận về thời gian thử việc là 1 tháng, lương thử việc là 5 triệu, tại thời gian thử việc, Công ty không thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho chị K nên trả cho chị số tiền tương đương là 2 triệu đồng. Như vậy, trong khoảng thời gian 1 tháng thử việc, chị K không bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời phía bên sử dụng lao động không bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc cho chị K. Phía bên công ty đã trả số tiền tương ứng với tiền đóng bảo hiểm xã hội cho chị Đỗ Thị K. Điều này là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.
2.2. Trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nội dung thử việc và ghi trong hợp đồng lao động:
Như đã nêu ở trên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014). Mà theo khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, thử việc không áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. Do đó, nếu người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động thì người lao động đó được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị A giao kết hợp đồng lao động với công ty TNHH Thiên Minh. Trong hợp đồng lao động, giữa chị A và công ty TNHH Thiên Minh đã thỏa thuận về vấn đề thử việc, theo đó, ngày, giờ làm việc cũng như mức lương thử việc của chị A cũng được thể hiện rõ. Vì đã thỏa thuận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động, nên chị Nguyễn Thị A được công ty Thiên Minh đóng bảo hiểm xã hội cho.
Như vậy, theo quy định của luật, nếu trong trường hợp các bên thỏa thuận, thực hiện giao kết hợp đồng thử việc: người lao động sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; trong trường hợp ghi nhận nội dung thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động: người lao động khi đó sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời gian thử việc được xem là vướng mắc của rất nhiều người lao động cũng như người sử dụng lao động. Pháp luật đã quy định cụ thể, linh hoạt về việc áp dụng luật trong vấn đề này. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có cái nhìn rõ và sâu sắc hơn về nội dung này.