Lao động thời vụ có được hưởng chế độ tai nạn lao động không? Trường hợp loại hợp đồng lao động nào thì không được hưởng chế độ tai nạn lao động?
Tai nạn lao động là những rủi ro phát sinh trong quá trình lao động, làm việc hoặc những hoạt động liên quan đến nhiệm vụ của người lao động được giao. Tai nạn lao động có thể ở trong hoặc ngoài nơi làm việc. Người lao động bị tai nạn lao động trong phạm vi nơi làm việc (thực hiện công việc được giao) hoặc ngoài nơi làm việc (đang di chuyển để thực hiện công việc được giao) đều được coi là tai nạn lao động. Vậy lao động thời vụ có được hưởng chế độ tai nạn lao động không khi mà theo Bộ luật lao động năm 2019 sẽ không còn có lao động thời vụ nữa thì vấn đề này sẽ được giải quyết thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của công ty Luật Dương Gia chúng tôi.
Mục lục bài viết
1. Các loại hợp đồng theo quy định pháp luật
Theo Bộ luật lao động năm 2019 quy định các loại hợp đồng lao động như sau:
Điều 20: Loại hợp đồng lao động:
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a)
b)
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
Như vậy có thể thấy kể từ năm 2020 trở đi theo Bộ luật lao động năm 2019 thì sẽ không còn hợp động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng nữa.
2. Tai nạn lao động theo quy định của pháp luật
Theo khoản 8 điều 3 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Điểm quan trọng nhất để phân biệt tai nạn lao động với tai nạn rủi to là ở chỗ tai nạn đó có gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của người lao động ( bị tai nạn) hay không. Chỉ được coi là tai nạn lao động khi tai nạn đó xảy ra trong quá trình người lao động thực hiện các nghĩa vụ lao động được pháp luật quy định, nội quy, quy chế của đơn vị sử dụng lao động quy định hoặc theo sự thỏa thuận của hai bên trong thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động.
Những trường hợp khác đều được coi là tai nạn rủi ro và áp dụng chế độ bảo hiểm ốm đau để giải quyết quyền lợi cho người lao động. Có nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn lao động song chủ yếu là do công tác an toàn lao động không được thực hiện tốt. Sự cố công nghệ như nổ nồi hơi, bình nén khí, bình sinh khí axetylen, thiết bị nâng không đảm bảo an toàn,.. vị trí, tư thế lao động gò bố, trình độ lao động thấp, ý thức kỷ luật lao động kém, tâm lý lao động không ổn định ,.. đều là những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến tai nạn lao động. Khi bị tai nạn lao đọng, bệnh nghề nghiệp, một mặt người lao động sẽ bị mất hoặc giảm thu nhập từ lao động. Mặt khác, các chi phí cho đời sống hàng ngày tăng lên đột ngột, thậm chí là xuất hiện nhiều loại chi phí mới.
Từ đó nhu cầu được bảo hiểm của người lao động và gia đình họ trong các trường hợp này càng trở nên bức xúc. Ngay sau sự ra đời của chế độ ốm đau, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã xuất hiện trong lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội nói chung với ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với trường hợp xảy ra rủi ro trong quá trình lao động gắn liền với nghề nghiệp của người lao động đồng thời thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của Nhà nước đối với lực lượng lao động và cộng đồng xã hội nói chung.
Hiểu theo nghĩa rộng, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là chế độ bảo hiểm xã hội nhằm bù đắp các chi phí chữa trị, bù đắp hoặc thay thế thu nhập từ lao động mà nguyên nhân là tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp,.. Theo nghĩa này, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động không chỉ được bảo đảm từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội mà chính người sử dụng lao động cũng phải trực tiếp phải thanh toán các khoản có liên quan đến việc chữa trị, đảm bảo cuộc sống cho người lao động như: chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị
3. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật
Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật này. Theo quy định Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cụ thể những đối tượng được hưởn chế độ tai nạn lao động bao gồm :
Điều 2: Đối tượng áp dụng ( Luật bảo hiểm xã hội năm 2014).
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
4. Điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật
Điều 43: Điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động ( Luật bảo hiểm xã hội năm 2014)
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây thì được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại hoặc trực tiếp tiếp xúc với môi trường độc hại theo danh mục do Nhà nước quy định bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm do Bộ y tế và Bộ lao động, thương binh và xã hội quy định và bị suy giảm khả năng lao động 5% trở lên.
Trường hợp người lao động bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp trong thời gian làm việc trong điều kiện lao động bình thường hoặc không tiếp xúc với các chất độc hại có liên quan tới bệnh đó thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân và nguồn gốc dẫn tới bệnh. Nếu trước đó người lao động đã từng làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và bệnh của họ chính là hậu quả của thời gian làm việc đó thì cần lưu ý tới thời gian bảo đảm của bệnh nghề nghiệp. Bị tai nạn lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì trong trường hợp này được coi là tai nạn lao động tùy thuộc vào mục đích điều chỉnh pháp luật của Nhà nước ở từng thời kỳ.
Quy định này của Nhà nước, xét về phương diện khoa học là chưa phù hợp. Hiện nay những đối tượng này sẽ được áp dụng chế độ đãi ngộ khác của Nhà nước một cách hợp lý hơn. Các trường hợp được bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định hiện hành bao gồm: bị tai nạn lao động trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc cảu người lao động (trên tuyến đường hợp lý và khoảng thời gian hợp lý). Biên bản xác định hoặc