Lao động nữ sẩy thai có được hưởng chế độ thai sản? Lao động nữ sẩy thai được nghỉ bao nhiêu ngày? Lao động nữ dọa sảy thai được nghỉ bao nhiêu ngày?
Người lao động là đối tượng bắt buộc tham gia và được hưởng các chế độ từ BHXH. Trong đó phải kể đến là chế độ thai sản dành cho lao động nữ và chế độ thai sản. Lao động nữ dọa sảy thai có thể được nghỉ theo yêu cầu của các cơ sở y tế thông qua chế độ ốm đau. Trong khi lao động nữ sảy thai có quy định về chế độ thai sản cụ thể. Cùng tìm hiểu các quyền lợi về số ngày nghỉ được hưởng lương của lao động nữ trong các trường hợp này.
Căn cứ pháp lý:
–
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Một trong những quyền lợi mà lao động nữ rất quan tâm khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đó là chế độ thai sản. Đây là quyền lợi họ được hưởng bên cạnh các nghĩa vụ bắt buộc khi tham gia BHXH. Chế độ này xác định cả những chi trả tiền, được nghỉ có lương trong một số ngày quy định. Vậy trong trường hợp bị dọa sảy thai, không may bị sẩy thai, lao động nữ được nghỉ hưởng chế độ bao nhiêu ngày?
Mục lục bài viết
1. Lao động nữ sẩy thai có được hưởng chế độ thai sản không?
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 không quy định riêng các điều kiện hưởng chế độ sẩy thai. Tuy nhiên chế độ này được áp dụng đối với các điều kiện chung của người lao động được hưởng chế độ BHXH. Nên để thanh toán tiền BHXH, lao động nữ bị sẩy thai chỉ cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật BHXH. Khi đó, họ sẽ nhận được các quyền lợi trong chế độ tương ứng.
Các điều kiện đặt ra yêu cầu phải được đáp ứng tất cả:
* Thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người lao động đang làm việc theo
– Cán bộ, công chức, viên chức.
– Công nhân quốc phòng, công an; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ hoặc chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân.
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Đây là các đối tượng làm việc được gọi chung là người lao động. Họ là các đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định pháp luật.
* Đang tham gia BHXH bắt buộc:
Phải tham gia BHXH thì mới là đối tượng được hưởng các chế độ do BHXH chi trả. Các nghĩa vụ của họ sẽ được đổi lại bằng các quyền lợi nhận về từ chế độ ốm đau, chế độ thai sản,… của BHXH quy định.
* Thuộc chế độ ốm đau, Mang thai nhưng không may bị sẩy thai.
– Lao động nữ bị dọa xảy thai được hiểu là họ gặp phải các nguy hiểm, các đe dọa đến việc sảy thai. Tuy nhiên việc kịp thời điều trị đã giúp cho thai nhi được an toàn. Lao động nữ được cơ sở y tế yêu cầu nghỉ một thời gian để ổn định sức khỏe. Trong trường hợp này, dọa sảy thai không thuộc điều kiện được hưởng chế độ thai sản. Cho nên chế độ mà họ được hưởng là chế độ ốm đau.
– Lao động nữ bị sảy thai: Đối tượng này là đối tượng được hưởng chế độ xảy thai, về số ngày nghỉ, tiền chi trả theo quy định về thai sản.
2. Thời gian nghỉ hưởng chế độ sảy thai:
Thời gian nghỉ được căn cứ trên số tuần tuổi của thai nhi tính đến thời điểm sảy thai.
Quy định pháp luật:
Điều 33 Luật BHXH năm 2014 đã quy định cụ thể thời gian nghỉ hưởng chế độ sẩy thai của người lao động như sau:
“1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Phân tích quy định pháp luật:
Theo quy định này, số ngày nghỉ của lao động nữ sẩy thai được xác định trong khung quy định pháp luật. Tình trạng sức khỏe thực tế của người phụ nữ được căn cứ để xác định số ngày nghỉ chính xác. Sẽ được thực hiện theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Khi đó, người tiến hành khám sẽ quyết định dựa trên thời gian tối đa được pháp luật quy định.
Thời gian tối đa không vượt quá:
– Thai dưới 05 tuần tuổi: Người mẹ được nghỉ tối đa 10 ngày.
– Thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: Người mẹ được nghỉ tối đa 20 ngày.
– Thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: Người mẹ được nghỉ tối đa 40 ngày.
– Thai từ 25 tuần tuổi trở lên: Người mẹ được nghỉ tối đa 50 ngày.
Như vậy, khi thai nhi càng lớn, việc sảy thay càng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của người mẹ. Cho nên thời gian tối đa người phụ nữ được nghỉ là 50 ngày.
Thời gian này tính theo ngày bình thường, tức bao gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần. Từ đó xác định thời gian thực tế mà không có quy định nghì bù.
3. Tiền chế độ sẩy thai tính như thế nào?
Ngoài thời gian nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe, lao động nữ còn nhận được chi trả tiền chế độ từ cơ quan BHXH. Theo đó có công thức áp dụng, căn cứ để xác định tiền được hưởng dựa trên số ngày nghỉ, mức bình quân tiền lương các tháng làm việc của người đó.
Công thức tính như sau:
Theo quy định tại Điều 39 Luật BHXH năm 2014, số tiền BHXH mà lao động nữ sẩy thai được hưởng xác định theo công thức sau:
Tiền chế độ sẩy thai | = | 100% | x | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ do sẩy thai | : | 30 | x | Số ngày nghỉ |
Lưu ý:
Trường hợp đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH. Khi đó, việc chia bình quân đảm bảo giá trị phù hợp về tiền lương trung bình. Phải xác định được số tiền lương nhận được từng tháng.
Nếu lao động nữ chỉ mới đóng BHXH được 03 tháng, thì cộng tổng tiền lương rồi chi cho 3. Như vậy, ta có thể xác định được mức bình quân tiền lương của người này.
Ví dụ:
Chị A mang thai đến tuần thứ 15 thì bị sẩy thai, được bác sĩ chỉ định nghỉ 20 ngày. Trước đó, chị A đang đóng BHXH với mức lương bình quân là 09 triệu đồng/tháng. Áp dụng công thức bên trên, ta có thể xác định được số tiền thực tế mà chị A có thể nhận được, do cơ quan BHXH chi trả.
Khi nghỉ hưởng chế độ sẩy thai, chị A được nhận số tiền BHXH như sau:
Tiền chế độ sẩy thai = 100% x 09 triệu đồng : 30 x 20 ngày = 06 triệu đồng.
4. Lao động nữ dọa sảy thai được nghỉ bao nhiêu ngày?
Sảy thai là một điều kiện được quy định được hưởng chế độ thai sản. Có các quy định để xác định ngày nghỉ, số tiền được hưởng của người lao động nữ bị sảy thai.
Tuy nhiên đối với lao động nữ dọa sảy thai, họ vẫn phải tham khám ở các cơ sở y tế có thẩm quyền. Vẫn phải theo dõi cũng như đượ bác sĩ chỉ định nghỉ việc một thời gian để đảm bảo sức khỏe. Do đó, họ hoàn toàn đủ điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau:
“Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.”
Điều 25 quy định các điều kiện cụ thể để được hưởng chế độ. Trong đó, phải đảm bảo hai yếu tố:
– Bị ốm đau (trong trường hợp này là dọa sảy thai, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý,…)
– Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Các cơ sở này phải cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho người mang thai theo mẫu được pháp luật quy định.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau:
“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”
Phân tích quy định pháp luật:
Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp này phụ thuộc vào công việc mà người lao động nữ thực hiện. Các điều kiện làm việc khác nhau cũng xác định khả năng đảm bảo sức khỏe làm việc khác nhau.
Ngoài ra, còn phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH của lao động nữ. Dựa trên các quy định pháp luật trên, cũng như xét vào các trường hợp cụ thể để xác định thời gian nghỉ cho lao động nữ dọa xảy thai.
Trong đó, lao động nữ có thể được nghỉ đối đa là 70 ngày theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26. Khoảng thời gian này giúp cơ sở y tế căn cứ, quyết định số ngày nghỉ thực tế phù hợp với tình trạng sức khỏe của người lao động.