Trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp, có rất nhiều trường hợp nghỉ việc không lương. Đó cũng là lý do mà Luật Dương Gia chứng tôi nhận được nhiều câu hỏi như lao động nghỉ việc không lương được nhận hỗ trợ gì không? Cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Lao động nghỉ việc không lương được nhận hỗ trợ gì không?
1.1. Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương có được tính trợ cấp thôi việc?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương như sau:
Thời gian làm việc để được tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc được tính từ tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:
Theo quy định thì tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động gồm: Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian thử việc; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thười gian hưởng thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần được quy định theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của
Như vậy, từ những quy định trên cho thấy thời gian nghỉ việc riêng không thuộc thời gian làm việc thực tế của người lao động. Như vậy, thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương sẽ không được tính trợ cấp thôi việc.
1.2. Người lao động nghỉ làm không lương có đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm 2014 quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong một tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng
Ngoài ra, cũng theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội như sau: Trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong một tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này người lao động không được tính để hưởng BHXH;
Như vậy, nếu trường hợp xin nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong một tháng thì người lao động sẽ không được công ty đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
Trừ trường hợp nghỉ thai sản. thì tương ứng với những tháng không đóng bảo hiểm, người lao động cũng sẽ không được tính hưởng bảo hiểm xã hội. Và nếu khi nghỉ không lương dài ngày, công ty sẽ thực hiện báo giảm lao động để không phải đóng các loại bảo hiểm cho người lao động.
Từ những quy định trên thì đối với trường hợp người lao động nghỉ việc không lương trên 14 ngày trong một tháng thì sẽ không được hưởng bảo hiểm xã hội.
1.3. Nghỉ không lương có được tính phép năm không?
Theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động. Cụ thể tại điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động như sau:
– Thời gian đào tạo học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động;
– Thời gian thử việc trường hợp nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc;
– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo quy định tạo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động;
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu trường hợp được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm;
– Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng khi cộng dồn không quá 6 tháng;
– Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng khi cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm;
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật hiện nay về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành;
– Thời gian người lao động phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
– Thời gian nghỉ vì người lao động bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian nghỉ không lương nếu có sự đồng ý của công ty thì thời gian này vẫn được tính là thời gian làm việc để tính số ngày phép năm của người lao động.
2. Không cho người lao động nghỉ việc riêng sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2020/NĐ-CP quy định về trường hợp không cho người lao động nghỉ việc riêng thì sẽ bị xử phạt như sau:
Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì bị phạt như sau:
– Đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây thì người sử dụng bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
+ Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật hiện nay;
+ Không thực hiện việc thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
– Đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
– Đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây thì người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng:
+ Thực hiện thời giờ làm việc bình thường mà quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
+ Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được hoặc chưa được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
– Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật hiện nay; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
+ Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động thì bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động thì bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động thì bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
+ Đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động thì bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;
+ Đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên thì bị phạt từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động có hành vi không cho người lao động nghỉ việc riêng theo quy định thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Mức phạt trên là quy định đối với cá nhân, tuy nhiên nếu trường hợp là tổ chức thì căn cứ tại Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ/CP thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền cá nhân.
3. Người lao động được nghỉ không lương bao nhiêu ngày?
Theo quy định tại Điều 115
– Người lao động sẽ được nghỉ không lương 01 ngày khi bà nội, ông nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn;
Khi nghỉ 01 ngày không lương thì người lao động phải có trách nhiệm thông báo tới người sử dụng lao động.
– Người lao động còn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động đối với trường hợp nghỉ không hưởng lương;
– Đối với trường hợp thỏa thuận thì số ngày nghỉ không lương tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Nghị định 12/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội;