Người lao động tham gia ký kết hợp đồng làm việc phải có trách nhiệm trong việc đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định trong đó phải kể đến đóng bảo hiểm y tế. Vậy người lao động nghỉ không lương có được hưởng BHYT không?
Mục lục bài viết
1. Người lao động nghỉ việc không lương có được hưởng BHYT không?
Theo quy định pháp luật hiện hành, Nhà nước đã ghi nhận về việc người lao động có quyền nghỉ việc không lương theo đúng quy định hoặc có thể tiến hành thỏa thuận với việc sử dụng lao động để được chấp thuận. Vấn đề đặt ra khi người lao động nghỉ việc thì các chế độ về bảo hiểm xã hội cụ thể là bảo hiểm y tế có bị ảnh hưởng hay không. Trả lời được câu hỏi này thì bạn đọc cần hiểu rõ về bản chất trong việc Nhà nước quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội của các cá nhân. Theo đó, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc bị mất thu nhập do nhiều các lý do khác nhau như ốm đau tai nạn lao động thai sản hay bệnh nghề nghiệp hoặc hết tuổi lao động… Chính vì vậy, người lao động nghỉ việc không lương nhưng nằm trong một trong các trường hợp cần có sự thay thế hoặc bù đắp phần thu nhập thì hoàn toàn được hưởng bảo hiểm xã hội trong đó bao gồm cả bảo hiểm y tế.
1.1. Trường hợp nghỉ thai sản:
Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 13,
Mức đóng hàng tháng của những đối tượng được quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 12 của Luật Luật Bảo hiểm y tế 2014 sửa đổi bổ sung năm 2023 sẽ không vượt quá 6% tiền lương tháng. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3 mức đóng theo quy định này.
Đối với trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hàng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi cá nhân đề nghị thai sản. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng mức bảo hiểm y tế cho cơ cho tổ chức bảo hiểm xã hội.
Như vậy, trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định của pháp luật thì người lao động vẫn được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế bình thường.
1.2. Đối với các trường hợp nghỉ khác không hưởng lương:
Trong thời gian người lao động nghỉ làm không hưởng lương, việc đóng và tính hưởng BHXH bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến việc đóng và hưởng BHYT của người lao động. Theo quy định theo Khoản 4 và 5, Điều 42, Quyết định số 595/QĐ-BHXH được sử đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
– Trên thực tế, người lao động không làm việc và không được hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người sử dụng lao động không đóng BHXH tháng đó. Nên thời gian này không được tính để hưởng BHXH;
– Khi người lao động trong quá trình làm việc là dẫn đến mắc bệnh phải xin nghỉ làm thì thời gian mà cá nhân này nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH sẽ không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Với quy định nêu trên thì có hai trường hợp để người lao động không đóng bảo hiểm y tế vẫn được hưởng BHYT bình thường:
+ Trường hợp 1: Người lao động nghỉ việc không hưởng lương dưới 14 ngày:
Trường hợp người lao động nghỉ việc không hưởng lương mà số ngày nghỉ dưới 14 ngày nên vẫn thuộc trường hợp được đóng BHXH bắt buộc. Chính vì vậy, người lao động được đóng bảo hiểm xã hội kéo theo cũng được đóng BHYT nên người lao động vẫn được hưởng BHYT theo quy định tại tháng nghỉ việc.
+ Người lao động nghỉ việc không hưởng lương trên 14 ngày:
Người lao động tại các đơn vị doanh nghiệp nghỉ việc trên 14 ngày không hưởng lương, không đóng BHXH sẽ không được hưởng chế độ BHYT, trừ trường hợp do bị ốm đau thì vẫn được hưởng BHYT (theo quy định tại Điều 5).;
Bởi vậy, để xét người lao động nghỉ việc không lương có được hưởng BHYT không sẽ phải căn cứ vào từng trường hợp nghỉ việc cụ thể của người lao động. Trường hợp nghỉ không lương nhưng do nghỉ ốm đau, thai sản thì vẫn được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế (BHYT).
2. Mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động:
– Theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Bảo hiểm y tế 2014 sửa đổi năm 2023 thì người lao động tham gia ký kết
– Mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo đúng quy định tại khoản 7 Điều 1 Bảo hiểm y tế 2014 được sửa đổi năm 2023 như sau:
Những đối tượng được ghi nhận tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế 2014 được sửa đổi năm 2023 thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3;
Đối với trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản. Mức đóng này sẽ do do tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện;
– Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này là Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động. Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay là 4,5% tiền lương tháng.
+ Hàng tháng người lao động sẽ trích một phần lương của mình để đóng bảo hiểm y tế. Cụ thể là đóng 1/3 tương đương 1,5% tiền lương tháng của người lao động;
+ Đối với người sử dụng thì áp dụng mức đóng là 2/3 tương đương 3% tiền lương tháng.
Lưu ý: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế là tiền lương được ghi trong hợp đồng lao động của người lao động.
Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương của người lao động trước khi nghỉ thai sản và mức đóng do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.
3. Trong thời gian nghỉ không lương thì người lao động có được mua bảo hiểm y tế hộ gia đình?
Hiện nay, có 6 nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế trong đó có nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Những đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội này ghi nhận tại Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
– Người lao động trước khi tham gia lao động đã ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc tham gia ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên. Các cá nhân giữ chức danh là quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp mà công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức cũng nằm trong nhóm này;
– Đối tượng tham gia những hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP có quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình như sau:
– Cá nhân có tên trong cùng một hộ gia đình mà đã đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
– Việc ghi nhận những người có tên trong cùng một hộ gia đình thông qua đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 104/2022/NĐ-CP và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP.
– Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
+ Cá nhân là Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
+ Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội không nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để đóng bảo hiểm y tế, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 104/2022/NĐ-CP.
Với quy định nêu trên, trường hợp người lao động chưa chấm dứt hợp đồng lao động với công ty mà chỉ đang nghỉ việc không hưởng lương thì vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp. Nên người lao động không thể tự ý tham gia mua bảo hiểm y tế hộ gia đình trong thời gian nghỉ không hưởng lương. Việc này chỉ được diễn ra khi người lao dộng đã chấm dứt hợp đồng lao động với công ty.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Bảo hiểm y tế 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2023;
–
– Nghị định số 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
– Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 sửa đổi quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.