Lao động dưới 18 tuổi có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Có thể thấy thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển, đối tượng nộp thuế này là mọi dân cư trong nước và người nước ngoài có thu nhập phát sinh ở nước sở tại không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội. Vậy một câu hỏi đặt ra đó là liệu lao động dưới 18 tuổi có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu cung như trả lời câu hỏi trên.
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
1. Lao động dưới 18 tuổi có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ vào khoản 1, khoản 2, Điều 2
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
– Có nơi ở thương xuyên tại Việt Nam, bao gồm nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Căn cứ vào Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 thì thu nhập chịu thuế gồm:
– Thu nhập từ kinh doanh
– Thu nhập từ tiền lương, tiền công,
– Thu nhập từ các khoản đầu tư vốn;
– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
– Thu nhập từ trúng thưởng
– Thu nhập từ bản quyền
– Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sử hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Do đó, từ đối tượng phải chịu thuế và các khoản thu chịu thuế trên, thì công dân dưới 18 tuổi vẫn phỉ nộp thuế như bình thường nếu như đáp ứng những điều kiện bên trên tại Luật thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung 2012. Đặc biệt nếu như thu nhập chịu thuế của người dưới 18 tuổi từ tiền lương, tiền công thì vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân như bình thường.
2. Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế mà Nhà nước sử dụng để điều tiết một phần thu nhập của cá nhân vào ngân sách Nhà nước với mục đích tạo nguồn thu ngân sách nhà nước và thực hiện công bằng xã hội.
2.1. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
– Thứ nhất, thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu
Thuế trực thu là loại thuế mà chủ thể nộp thuế cũng đồng thời là chủ thể gánh chịu thuế, nghĩa là chủ thể nộp thuế sẽ mất một phần thu nhập của chính mình vì thuế.
Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu bởi cá nhân có thu nhập chịu thuế là người nộp thuế, việc nộp thuế được tiến hành từ việc khấu trừ trực tiếp từ thu nhập của cá nhân đó mà không thông qua hành vi tiêu dùng hoặc chủ thể trung gian khác.
Do thuế trực thu trực tiếp điều tiết vào thu nhập, tài sản của tổ chức và cá nhân, có xem xét đến hoàn cảnh, điều kiện và khả năng đóng góp của người nộp thuế nên nó rất có tác dụng trong việc điều hoà thu nhập, góp phần giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập và tài sản giữa các tầng lớp dân cư. Tuy nhiên, thuế trực thu lại có hạn chế lớn là dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn, lậu thuế nếu quy định mức thuế suất cao. Hơn nữa, việc theo dõi, tính toán và thu thuế phức tạp, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân với diện thu thuế rộng và phân tán.
– Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân có đối tượng chịu thuế là thu nhập của cả nhân
Trong quá trình lao động, con người tạo ra thu nhập dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí phân loại. Mục đích của việc phân loại thu nhập là cơ sở cho việc phân định đối tượng chịu thuế của các sắc thuế khác nhau cũng như đặt ra cơ chế hành thu hiệu quả.
Khái niệm “thu nhập” hiện nay chưa được hiểu thống nhất nên vẫn còn nhiều điểm khác nhau. Chính vì vậy, các nhà làm luật thường chi liệt kê các quan khoản được coi là thu nhập của tổ chức, cá nhân mà không đưa ra khái niệm thu nhập.
Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập của cá nhân phát sinh rất đa dạng. Nếu căn cứ vào hoạt động hoặc các giao dịch làm phát sinh thu nhập thì thu nhập bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; thu nhập từ lao động; thu nhập từ tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng; thu nhập từ thừa kế, tặng cho; thu nhập từ bản quyền; thu nhập do bồi thường; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ Nhà nước hoặc xã hội dành cho và các khoản thu nhập khác.
Thứ ba, việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần.
Thuế suất luỹ tiến được hiểu là việc áp dụng các thuế suất tăng dần đối với các nhóm đối tượng chịu thuế hoặc toàn bộ đối tượng chịu thuế. Theo đó, hiện nay thuế thu nhập cá nhân chủ yếu áp dụng thuế suất lũy tiến đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương và thu nhập từ kinh doanh. Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế thu nhập cá nhân là điều tiết mạnh người có thu nhập cao, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Do vậy, việc sử dụng thuế suất lũy tiến từng phần sẽ đáp ứng được nhu cầu đó vì phần thu nhập tăng thêm càng cao thì sẽ phải tính thuế suất càng cao.
– Thứ tư, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế có tính ổn định không cao và phức tạp.
Đặc điểm này của thuế thu nhập cá nhân thể hiện ở chỗ các quy định về thu nhập chịu thuế, thu nhập không chịu thuế thường xuyên thay đổi theo từng biến động của nền kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ. Ngoài ra, các quy định như giảm trừ gia cảnh, về mức thuế suất cũng có sự thay đổi linh hoạt do thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập của cá nhân nên có tác động rất lớn đến mức sống của dân cư và chịu ảnh hưởng bởi giá cả trên thị trường.
Việc quản lý thuế thu nhập cá nhân tương đối khó khăn, chi phí quản lý thuế thường lớn hơn so với các loại thuế khác bởi ngoài việc xác định các khoản thu nhập chịu thuế còn phải xác định nguồn gốc thu nhập, thời hạn cư trú của chủ sở hữu, tính ổn định của thu nhập. Trong phần xác định thu nhập chịu thuế, phải xác định được các khoản khấu trừ hợp lý để tiến hành khấu trừ khi tính thuế nhằm đám bảo mục tiêu công bằng và khuyến khích đối với đối tượng nộp thuế.
– Thứ năm, nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế thu nhập cá nhân bao gồm các văn bản pháp luật quốc gia và cả luật quốc tế.
Đây là đặc trưng của thuế thu nhập nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng. Hầu hết thuế thu nhập cá nhân của các quốc gia trên thế giới khổng chỉ áp dụng đối với công dân của mình mà còn áp dụng đối với người nước ngoài có thu nhập chịu thuế phát sinh trên lãnh thổ quốc gia đó. Dể tránh tình trạng đảnh thuế hai lần lên một đối tượng chịu thuế, các hiệp định tránh đánh thuế hai lần được ký kết giữa các quốc gia cũng là nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế thu nhập cá nhân.
2.2. Nguyên tắc đánh thuế thu nhập cá nhân
Nguyên tắc đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế trong thuế thu nhập cá nhân
Nội dung của nguyên tắc bày là việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo mọi đối tượng có năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế; mọi đối tượng có điều kiện liên quan đến thuế như nhau phải được đối xử về thuế như nhau. Trong những trường hợp có sự khác nhau về điều kiện chịu thuế thì tính công bằng vẫn được đảm bảo. Đó là nếu có điều kiện khác nhau thì những đối tượng khác nhau nhưng cùng loại phải được đối xử với nhau tương xứng.
Nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế
Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ việc đánh thuế thu nhập cá nhân phải đåm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhưng không được để cho người nộp thuế lâm vào tình trạng khó khăn. Bởi đặc trưng của thuế trực thu nói chung và thuế thu nhập trong đó có thuế thu nhập cá nhân nói riêng là Nhà nước động viên trực tiếp vào thu nhập, tài sản của người nộp thuế mà chủ yếu thông qua cơ chế khấu trừ trực tiếp tại nguồn phát sinh thu nhập. Nếu tổng số thuế phải trả quá lớn thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nguy cơ trốn thuế rất tiềm tàng nhưng nếu nghĩa vụ thuế quá thấp thì lại không đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Nguyên tắc đảm bảo tỉnh hiệu quả của pháp luật thuế thu nhập cá nhân
Nguyên tắc này đòi hỏi việc áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân phải đơn gián, rõ rang, dễ hiểu, minh bạch và giảm chi phí cho mọi chủ thể liên quan. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi các quy định của Luật thuế phải có tính ổn định cao, dễ tiếp cận và dễ hiểu, dễ thực hiện. Mặt khác, việc tổ chức bộ máy hành thu phải được tổ chức sao chi phí quản lý thu thuế thu nhập cá nhân không cao hơn mức chi phí cho phép trong mục tiêu để ra. Ngoài ra, việc áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân cũng phải tính tới mối tương quan giữa tổng thu dự tính đạt được và chi phí phải trả cho việc thu và quản lý thuế thu nhập cá nhân
Nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần
Nội dung nguyên tắc này đòi hỏi việc đánh thuế phải đảm bão không xảy ra tình trạng một đổi tượng tính thuế phải chịu một loại thuế nhiều lần. Tình trạng đánh thuế trùng chủ yếu xảy ra đối với thuế thu nhập, phát sinh sinh từ việc các quốc gia trên thế giới áp dụng đồng thời quyền thu thuế theo yếu tô lãnh thổ và quyền thu thuế theo yếu tố quốc tịch.