Việc nhận biết đúng làn đường có vẻ đơn giản tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ và hiểu biết về vấn đề này, nhiều người tham gia giao thông vô tình mắc phải lỗi sai làn đường, đặc biệt là ở các tuyến đường đông đúc và có nhiều làn đường phức tạp. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì làn đường là gì? Và phân biệt phần đường với làn đường như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Làn đường là gì?
Trên thực tế hiện nay, trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, lỗi đi sai làn đường có lẽ đã và đang trở thành lỗi sai diễn ra vô cùng phổ biến, đặc biệt là tại các thành phố lớn và các thành phố đông dân cư, có tuyến đường vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy định về điều khiển phương tiện đúng làn đường, thậm chí nhiều người điều khiển phương tiện còn chưa phân biệt được làn đường và phần đường xe chạy. Vì vậy, tìm hiểu khái niệm về làn đường là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng để có thể giúp cho người dân tuân thủ đúng quy định pháp luật trong quá trình tham gia giao thông.
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 của Văn bản hợp nhất luật giao thông đường bộ năm 2019 có đưa ra khái niệm về làn đường. Theo đó, làn đường là khái niệm để chỉ một phần của phần đường xe chạy, làn đường được chia theo chiều dọc, có bề ngang đủ rộng cho phương tiện lưu thông an toàn.
Theo đó thì có thể nói, đưa ra khái niệm về làn đường như sau: Làn đường là một phần đường xe chạy, làn đường được phân chia theo chiều dọc với bề ngang đủ rộng để đảm bảo cho phương tiện lưu thông an toàn.
Một đường xe chạy có thể có một làn đường hoặc cũng có thể có nhiều làn đường, trong trường hợp có nhiều làn đường thì mỗi làn đường sẽ được phân biệt với nhau bằng và trà đường hoặc giải phân cách ở giữa. Trong khi đó, vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu của đường bộ, vạch kẻ đường có chức năng hướng dẫn, hỗ trợ điều tiết giao thông nhằm mục đích nâng cao an toàn và khả năng lưu thông đường bộ của các phương tiện, vạch kẻ đường là bộ phận để phân chia giữa các làn đường với nhau. Vạch kẻ đường có thể được dùng độc lập hoặc cũng có thể kết hợp với các biển báo hiệu và tín hiệu giao thông đường bộ. Trong trường hợp vừa có vạch kẻ đường và vừa có biển báo hiệu trên đường bộ thì người điều khiển cần phải ưu tiên chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu.
Quá trình sử dụng làn đường cũng cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Văn bản hợp nhất luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về sử dụng làn đường. Theo đó, sử dụng làn đường cần phải tuân thủ theo điều luật như sau:
– Trên đường bộ có nhiều làn đường khác nhau cho phương tiện đi cùng chiều thì sẽ được phân biệt bằng vạch kẻ đường phân làn, người điều khiển phương tiện cần phải cho phương tiện đi theo một làn đường nhất định và chỉ được phép chuyển làn đường ở những nơi cho phép, khi người điều khiển phương tiện chuyển làn đường thì cần phải có tín hiệu báo trước và cần phải đảm bảo đầy đủ điều kiện an toàn;
– Trên đường một chiều có vạch kẻ đường phân làn, phương tiện xe thô sơ bắt buộc phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, phương tiện xe cơ giới và phương tiện xe máy chuyên dùng sẽ đi trên làn đường phía bên trái;
– Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp bắt buộc phải đi về phía bên tay phải của làn đường.
Theo đó thì có thể nói, trên đường có nhiều làn đường cho phương tiện đi cùng chiều thì các làn đường đó sẽ được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện cần phải lưu ý cho phương tiện di chuyển trong cùng một làn đường nhất định, và đồng thời chỉ được phép chuyển làn đường ở những nơi cho phép, khi cho phương tiện chuyển làn đường thì người điều khiển phương tiện cần phải có tín hiệu báo trước và cần phải đảm bảo đầy đủ điều kiện khoảng cách an toàn.
2. Phân biệt phần đường và làn đường?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất luật giao thông đường bộ năm2019 có giải thích về phần đường. Theo đó, phần đường là khái niệm để chỉ một phần của đường bộ, được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Vì vậy, phần đường và làn đường là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt cụ thể được hai khái niệm này.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ, có phân loại phần đường như sau:
– Phần đường dành cho phương tiện xe cơ giới. Phần đường dành cho phương tiện xe cơ giới là một phần của đường bộ, được sử dụng cho các phương tiện giao thông cơ giới của đường bộ và xe máy chuyên dùng qua lại;
– Phần đường dành cho phương tiện xe thô sơ. Phần đường dành cho phương tiện xe thô sơ là khái niệm để chỉ một phần của đường bộ, được sử dụng cho các phương tiện giao thông thô sơ trên đường bộ lưu thông và qua lại.
Như vậy, có thể phân biệt làn đường và phần đường thông qua một số tiêu chí như sau:
Tiêu chí | Làn đường | Phần đường |
Cơ sở pháp lý | Khoản 7 Điều 3 của Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ | Khoản 6 Điều 3 của Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ |
Khái niệm | Là khái niệm để chỉ một phần của phần đường xe chạy, làn đường được chia theo chiều dọc, có bề ngang đủ rộng cho phương tiện lưu thông an toàn | Là khái niệm để chỉ một phần của đường bộ phải được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại |
Phạm vi | Là một phần của phần đường | Bao gồm nhiều làn đường khác nhau |
Theo đó thì có thể nói, sự khác nhau cơ bản giữa phần đường và làn đường đó chính là, phần đường sẽ bao gồm làn đường, theo đó làn đường sẽ được hình thành bởi một phần đường chia theo chiều dọc đảm bảo một chiều ngang đủ rộng để cho phương tiện lưu thông an toàn. Điểm giống nhau cơ bản giữa phần đường và làn đường đó là đều được phân chia với mục đích phục vụ cho phương tiện giao thông qua lại. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, phương tiện xe thô sơ cần phải đi trên làn đường phía bên tay phải trong cùng, phương tiện xe cơ giới và phương tiện xe máy chuyên dùng sẽ cần phải đi trên làn đường phía bên tay trái.
3. Người điều khiển phương tiện không được quay đầu xe ở phần đường nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Văn bản hợp nhất luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về vấn đề chuyển hướng phương tiện. Theo đó:
– Khi muốn chuyển hướng phương tiện, người điều khiển phương tiện batw buộc phải giảm tốc độ và cần phải có tín hiệu báo rẽ hướng phương tiện cho các phương tiện lưu thông khác biết;
– Trong quá trình chuyển hướng phương tiện, người lái xe/người điều khiển xe máy chuyên dùng cần phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho những đối tượng đó, đồng thời cần phải nhường đường cho các phương tiện đi cùng chiều, phương tiện đi ngược chiều, chỉ được phép chuyển hướng phương tiện khi quan sát xung quanh không có chướng ngại vật, không gây trở ngại hoặc gây nguy hiểm cho người/và các phương tiện lưu thông khác trên đường bộ;
– Trong khu dân cư, người lái xe/người điều khiển phương tiện xe máy chuyên dùng sẽ chỉ được phép quay đầu ở những nơi có đường giao nhau hoặc những nơi có biển báo cho phép phương tiện quay đầu xe;
– Không được phép cho phương tiện quay đầu ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, đầu cầu, trên cầu, gầm cầu vượt, trong hầm đường bộ, không được quay đầu trên đường cao tốc, không được quay đầu tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt, nơi có diện tích đường hẹp, không được quay đầu ở nơi có đoạn đường dốc, đoạn đường công chè xuất tầm nhìn đối với các phương tiện khác dễ dàng gây ra tai nạn giao thông và không an toàn.
Theo đó thì có thể nói, người điều khiển phương tiện sẽ không được phép quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện cũng không được phép quay đầu tại các địa điểm như sau:
– Trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt;
– Trong hầm đường bộ, trên đường cao tốc;
– Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt, nơi có đoạn đường hẹp, đoạn đường dốc, đoạn đường công che khuất tầm nhìn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ;
–
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông;
– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ.
THAM KHẢO THÊM: