Tai nạn giao thông luôn là vấn đề gây nhức nhối trong toàn xã hội. Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông có một phần rất lớn do lỗi của người tham gia giao thông. Một trong các lỗi đó là lỗi đi sai làn đường. Vậy làn đường là gì và mức phạt xử lý lỗi đi sai là đường như thế nào?
Mục lục bài viết
1.Làn đường là gì?
Theo quy định tại khoản 7 điều 3
Pháp luật đã quy định rất rõ, trên một làn đường chỉ có một hoặc một số loại phương tiện nhất định được phép đi. Như vậy những phương tiện không được phép mà cố tình đi vào phần làn đường dành cho phương tiện khác sẽ phạm lỗi đi sai làn đường hay còn có thể hiểu là lỗi “lấn làn”. Đây là một lỗi rất phổ biến mà người tham gia giao thông thường mắc phải khi tham gia giao thông,
2. Quy định của pháp luật về làn đường?
Căn cứ Điều 9
– Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
– Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Như vậy việc đi sai làn là việc vi phạm quy tắc chung khi tham gia giao thông và có thể chịu các biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
Mặt khác theo quy định tại Điều 13
– Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
– Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường.
– Đối với những phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Theo quy định của pháp luật, khi tham gia giao thông, các phương tiện phải đi đúng phần đường, làn đường của mình. Căn cứ vào các quy định trên thì xe máy được đi ở làn đường bên trái, khi đến ngã tư phân làn theo hướng đi, người điều khiển phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện cùng tham gia lưu thông khác trên đường.
Mặc dù quy định là vậy nhưng trên thực tế, vào các giờ cao điểm như tan tầm hay bắt đầu đi học, đi làm, việc ùn tắc giao thông, do các yếu tố khách quan như cơ sở vật chất hạ tầng giao thông còn hạn chế, tỉ lệ xe cộ qua lại trên cùng một tuyến đường quá tải trong khung giờ cao điểm khiến tình trạng lấn làn xảy ra khá phổ biến. Tuy có thể không bị phạt do số lượng người tham gia giao thông quá đông và cảnh sát giao thông không thể kiểm soát được, mặc dù vậy nhưng người tham gia giao thông khi lấn làn có thể gặp những nguy hiểm xảy ra đến bản thân mình và lỗi nếu xảy ra tai nạn có thể người đó sẽ phải chịu.
3. Mức xử phạt lỗi đi sai làn đường mới nhất?
Căn cứ theo quy định mới nhất là
– Đối với xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng. (Căn cứ theo điểm đ, khoản 5 Điều 5, điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019, điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng. (Căn cứ điểm a, khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019, điểm c Khoản 11 Điều 5)
– Đối với xe máy, xe mô tô, kể cả xe máy điện: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng. (Căn cứ điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019)
Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 04 – 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng.
– Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng; tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng. (Căn cứ điểm c, khoản 3 Điều 7, điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019)
Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 04 – 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng. (Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 7, điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019)
– Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện: Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng. (Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019)
Cụ thể mức xử lý vi phạm lỗi khi đi sai làn được chia ra làm hai trường hợp đó là lỗi của chủ phương tiện điều khiển xe ô tô và trường hợp xe mô tô, gắn máy và các phương tiện thô sơ khác. Cụ thể tại Điểm đ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019 NĐ-CP, sửa đổi khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:
– Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng khi có các hành vi vi phạm sau: Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi cửa mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; điều khiển xe đi qua giải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.
– Tại Điểm a Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019 NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm khi điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
– Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 6
+ Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; điểm a, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8 Điều 6Nghị đinh 100/2019/NĐ-CP;
– Căn cứ Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều).
– Căn cứ Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều cửa đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông.
Như vậy căn cứ theo quy định pháp luật, lỗi lấn làn là một trong số các nguyên nhân có thể gây ra những hậu quả nặng nề vì có thể ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông khác khi chủ phương tiện điều khiển xe của mình lấn sang làn đường khác. Chính vì lẽ đó mà chế tài xử phạt vi phạm lỗi lấn làn với số tiền xử phạt không hề nhỏ và còn có thể bị thu giấy phép lái xe đến 03 tháng. Người dân khi tham gia giao thông phải chấp hành đúng luật giao thông, hãy lái xe bằng sự trân trọng cuộc sống bởi vì một xã hội an toàn, văn hóa văn minh.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.