Nhiều người lao động vào làm việc tại doanh nghiệp và có ký hợp đồng lao động, họ đặt ra câu hỏi: Làm việc theo hợp đồng lao động có được tăng lương cơ sở hay không?
Mục lục bài viết
1. Làm việc theo hợp đồng lao động có được tăng lương cơ sở không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, có quy định về 09 nhóm đối tượng được áp dụng chế độ tăng mức lương cơ sở. Cụ thể như sau:
– Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);
– Cán bộ, công chức cấp xã căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);
– Viên chức công tác và làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);
– Người làm các công việc theo chế độ
– Người làm việc trong chế độ về biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ hoàn bộ hoặc hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động theo quy định tại
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân;
– Người làm việc và công tác, phục vụ trong các tổ chức cơ yếu;
– Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, người lao động không chuyên trách ở thôn và ở tổ dân phố.
Theo đó thì có thể nói, việc tăng lương cơ sở sẽ được áp dụng đối với người lao động trong những trường hợp nêu trên. Đối với những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, ký hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, được tăng lương cơ sở cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến thu nhập thực tế. Mức lương của người lao động trong trường hợp này sẽ được xây dựng dựa trên mức lương tối thiểu vùng do cơ quan nhà nước quy định. Hay nói cách khác, làm việc theo hợp đồng lao động vẫn sẽ được tăng lương cơ sở nếu thuộc một trong những trường hợp nêu trên.
2. Mức lương của người lao động ngoài nhà nước hiện nay được xây dựng dưa trên cơ sở nào?
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, mức lương của người lao động sẽ được xây dựng dựa trên mức lương tối thiểu vùng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Căn cứ theo quy định tại Điều 91 của
– Mức lương tối thiểu được nhìn nhận là mức lương thấp nhất sẽ được trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất, người lao động đó làm công việc trong điều kiện bình thường nhằm mục đích đảm bảo đời sống tối thiểu của người lao động và gia đình của người lao động đó. Mức lương tối thiểu là mức lương phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của người lao động trong thị trường lao động;
– Mức lương tối thiểu sẽ được xác lập theo vùng, sẽ được ấn định theo giờ/tháng, hay còn gọi là mức lương tối thiểu vùng;
– Mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu sẽ dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình của người lao động, so sánh tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường lao động, chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực và địa phương, quan hệ cung cầu trong quan hệ lao động, việc làm và vấn đề thất nghiệp trong thị trường lao động, năng suất lao động của người lao động, khả năng chi trả của các doanh nghiệp;
– Chính phủ quy định chi tiết về vấn đề áp dụng mức lương tối thiểu, quyết định và công bố mức lương tối thiểu dựa trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo đó thì có thể nói, mức lương của người lao động hiện nay sẽ được xây dựng dựa trên mức lương tối thiểu vùng.
3. Mức lương tối thiểu vùng của người lao động ngoài nhà nước hiện nay là bao nhiêu?
Theo Điều 3 của Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thì mức lương tối thiểu theo vùng hiện nay được quy định như sau:
– Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu ra đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng sẽ được thể hiện trong bảng dưới đây:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
– Việc áp dụng địa bàn vùng sẽ được xác định cụ thể theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động. Cụ thể như sau:
+ Người sử dụng lao động hoạt động trên những địa bàn được xác định là thuộc vùng nào thì sẽ áp dụng theo mức lương tối thiểu được quy định đối với địa bàn đó;
+ Người sử dụng lao động có đơn vị, có chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu được quy định khác nhau, thì theo quy định của pháp luật, các đơn vị và chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào thì sẽ áp dụng theo mức lương tối thiểu được quy định đối với địa bàn đó;
+ Người sử dụng lao động hoạt động trong các khu vực công nghiệp, hoạt động trong các khu chế xuất được nằm trên địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau, thì theo quy định của pháp luật, sẽ áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất;
+ Người sử dụng lao động hoạt động trên các địa bàn có sự thay đổi về tên, có sự chia cắt theo quy định của pháp luật, thì tạm thời sẽ áp dụng theo mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thực hiện hoạt động thay đổi tên hoặc trước khi chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới;
+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn khác hoặc được thành lập bởi nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau, thì sẽ áp dụng theo mức lương tối thiểu trên địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất;
+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được xác định là các khu vực thành phố trực thuộc tỉnh, được thành lập mới từ một địa bàn hoặc được thành lập từ nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì sẽ áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại căn cứ theo quy định tại khoản 3 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
– Nghị định 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
– Công văn 4486/TLĐ-CSPL của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc Công đoàn tham gia thực hiện Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ về mức lương tối thiểu đối với người lao động.