Một bộ phận người lao động do hoàn cảnh riêng của cá nhân hoặc do khối lượng công việc của người sử dụng lao động không đủ mà thực hiện việc làm việc bán thời gian cho người sử dụng lao động. Tuy nhiên có nhiều người chưa nắm rõ được khái niệm cũng như các quy định của pháp luật về vấn đề làm việc bán thời gian.
Mục lục bài viết
- 1 1. Làm việc bán thời gian là gì?
- 2 2. Làm việc bán thời gian có phải tham gia bảo hiểm xã hội:
- 3 3. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người làm việc không trọn thời gian:
- 4 4. Xử lý khi doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động:
- 5 5. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp:
1. Làm việc bán thời gian là gì?
Làm việc bán thời gian hay còn được gọi là làm việc không trọn thời gian được quy định tại Điều 32
Khi làm việc không trọn thời gian người lao động sẽ được hưởng lương; được đối xử bình đẳng, không bị phân biệt đối xử về cơ hội, được đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động; được đảm bảo quyền bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tương tự như đối với người lao động làm việc trọn thời gian.
2. Làm việc bán thời gian có phải tham gia bảo hiểm xã hội:
Theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, những người làm việc theo chế độ
Khoản 3 Điều 85
Mức tiền lương tháng để làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dựa theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định đó là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trên hợp đồng lao động. Tuy nhiên mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Doanh nghiệp không được tính tổng số giờ làm việc để tính ra mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 89
Như vậy người lao động làm việc bán thời gian vẫn sẽ được đóng bảo hiểm xã hội nếu đảm bảo các điều kiện sau:
– Giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động thuộc một trong các loại sau:
– Về thời gian làm việc: có tổng thời gian nghỉ cộng dồn lại dưới 14 ngày làm việc trong một tháng so với người làm việc toàn thời gian cố định.
– Về mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm đóng không được ít hơn mức lương tối thiếu vùng do Chính phủ quy định.
3. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người làm việc không trọn thời gian:
Đối với người làm việc không trọn thời gian thì mức đóng bảo hiểm xã hội cũng tương tự như đối với người làm việc trọn thời gian, cụ thể như sau:
– Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động: 8,5%;
– Tỷ lệ đóng bảo hiểm y tế của người lao động: 1,5%;
– Tỷ lệ đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động: 1%.
Tổng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là 10,5%.
Mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ bằng mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhân với tỷ lệ đóng của người lao động.
Ví dụ người lao động có mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là 4.900.000 đồng thì mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của họ là 4900000*10.5%= 514.500 đồng/ tháng.
4. Xử lý khi doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động:
Trường hợp người lao động đủ các điều kiện để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nêu trên nhưng người sử dụng lao động không tham gí đóng cho người lao động thì người lao động có thể khiếu nại bằng phương thức sau:
– Làm đơn nhờ sự hỗ trợ từ Công đoàn:
Đối với những đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp có tổ chức công đoàn ở cơ sở thì người lao động có thể làm đơn gửi đến Ban Chấp hành Công đoàn của Công ty để được bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân.
– Khiếu nại:
Nếu nhờ sự giúp đỡ từ Công đoàn nhưng vẫn không được giải quyết hoặc nơi người lao động làm việc không có tổ chức Công đoàn cơ sở thì người lao động có thể làm đơn khiếu nại đến Giám đốc, Tổng Giám đốc, chủ doanh nghiệp hay gửi đến Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội cấp huyện theo địa chỉ trụ sở của công ty.
5. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp:
Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì nếu người lao động và người sử dụng lao động có các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về việc đóng xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ bị xử phạt với các mức xử phạt như sau:
– Áp dụng mức phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động nếu có một trong các hành vi sau:
+ Khi người lao động chấm dứt hợp đồng mà không thực hiện các thủ tục xác nhận quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp;
+ Không niêm yết công khai các thông tin do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp về quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người lao động hằng năm;
+ Không cung cấp hoặc cung cấp một cách không đầy đủ các thông tin khi người lao động hoặc các tổ chức công đoàn yêu cầu về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
– Áp dụng mức phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng nếu người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về việc không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng đối tượng, đúng mức quy định.
– Áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng nếu người sử dụng lao động không cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác về các thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, việc hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu.
– Áp dụng mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 75.000.000 đồng nếu người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Áp dụng biện pháp khắc phục là buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng và tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền và khoảng thời gian không đóng, trốn đóng hoặc chậm đóng.
– Áp dụng mức phạt tiền từ 12% – 15% trên tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập
+ Đóng không đúng mức quy định của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng được xác định là không phải hành vi trốn đóng;
+ Có hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là hành vi trốn đóng;
+ Đóng không đủ số lượng người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là hành vi trốn đóng.
Đồng thời còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng.
– Áp dụng mức phạt tiền từ 18% – 20% tính trên tổng số tiền người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính tại thời điểm cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền lập
Đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải truy nộp lại số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Ngoài ra còn phải nộp số tiền lãi được xác định bằng hai lần so với mức lãi suất đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề được tính trên số tiền và khoảng thời gian không đóng, chậm đóng hoặc trốn đóng bảo hiểm nếu các hành vi vi phạm này kéo dài trên 30 ngày.