Làm thế nào để nhận tiền thai sản khi công ty nợ tiền bảo hiểm xã hội? Mức hưởng bảo hiểm thai sản.
Làm thế nào để nhận tiền thai sản khi công ty nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sư. Em có làm ở công ty B Quận 4 được 5 năm, sau đó công ty giải thể mà không đúng thủ tục pháp lý, không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Em tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty C ở Quận 1, sau đó em sinh em bé đã 3 tháng vẫn chưa nhận được
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ điểm a) Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng như sau:
"1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt nam, bao gồm:
a. Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;"
Theo quy định trên thì bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu công ty bạn không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn như vậy công ty bạn đã vi phạm pháp luật.
Công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:
“2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
Như bạn trình bày, "công ty giải thể mà không đúng thủ tục pháp lý" như vậy, hiện nay công ty bạn đã giải thể hay chưa?
Nếu công ty trên thực tế đã ngừng hoạt động, tuy nhiên chưa nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền là Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh nơi công ty có trụ sở thì bạn có quyền làm đơn tố cáo tới Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện nơi công ty có trụ sở để xử lý hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Sau khi truy nộp số tiền bảo hiểm của công ty B, thì bạn có thể thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm tại công ty B, sau đó nộp sổ bảo hiểm ở công ty C để giải quyết
Nếu Công ty B đã thực hiện thủ tục giải thể, nay không còn tư cách pháp nhân. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2014:
“2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”
Như vậy, khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể thì doanh nghiệp phải thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động thì doanh nghiệp sẽ không thực hiện được thủ tục giải thể.
Do đó, bạn phải tới trực tiếp Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh nơi công ty B có trụ sở để biết chính xác công ty B đã giải thể hay chưa? Nếu công ty B đã giải thể thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại tới Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh tại tỉnh nơi công ty B có trụ sở để khiếu nại về việc đã giải quyết thủ tục giải thể cho công ty B khi công ty B chưa thực hiện xong các khoản nợ.
Hiện nay bạn đã sinh em bé 03 tháng, tuy nhiên bạn chưa nhận được tiền bảo hiểm thai sản bởi công ty B chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Như vậy, bạn nên tới Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện nơi công ty B có trụ sở để tự thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội sau đó nộp lại cho công ty C để hưởng bảo hiểm thai sản.