Lương hưu được xem là cách gọi thông thường của chế độ hưu trí trong chính sách bảo hiểm xã hội, lương hưu giúp đảm bảo khả năng tài chính cho người lao động khi về già, đảm bảo nhu cầu sống cơ bản của người dân. Vậy làm thế nào để không đi làm nhưng vẫn được hưởng lương hưu?
Mục lục bài viết
1. Làm thế nào để không đi làm vẫn được hưởng lương hưu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về các đối tượng áp dụng của luật bảo hiểm xã hội. Trong đó bao gồm: Người tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên.
Bên cạnh đó, tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội. Theo đó:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bao gồm các chế độ sau đây: Chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, bệnh nghề nghiệp, từ đất;
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ bao gồm các chế độ như sau: Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất;
– Bảo hiểm hưu trí bổ sung sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Chính phủ quy định cụ thể.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp cá nhân không đi làm nhưng vẫn muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì đây sẽ được coi là đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Pháp luật không nghiêm cấm người dân không đi làm thì sẽ không được tham gia chế độ bảo hiểm xã hội. Trên thực tế hiện nay, bảo hiểm xã hội tự nguyện đang được nhà nước khuyến khích sử dụng. Theo chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng hai chế độ bao gồm:
– Chế độ hưu trí;
– Chế độ tử tuất.
Vì vậy, mặc dù không đi làm nhưng khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người tham gia bảo hiểm vẫn sẽ được hưởng chế độ hưu trí, có lương theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 73 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 và Điều 219 của
– Người lao động hưởng lương hưu khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau: Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của
– Người lao động đã đáp ứng đầy đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về lao động, tuy nhiên thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì người lao động đó sẽ được đóng bảo hiểm xã hội tiếp cho đến khi đủ 20 năm để có thể hưởng lương hưu.
Tóm lại, không đi làm nhưng vẫn muốn hưởng lương hưu thì cần phải tham gia chế độ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Hướng dẫn quy trình đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu:
Theo điều luật phân tích nêu trên, mặc dù cá nhân không đi làm nhưng có tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện, khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật thì vẫn sẽ được hưởng chế độ hưu trí. Quy trình đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện thông thường sẽ được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Cá nhân có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Người đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Tờ khai tham gia và điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc các đại lý thu cung cấp;
– Giấy tờ tùy thân của người mua bảo hiểm xã hội tự nguyện như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn;
– Đối với đại lý Thu thì cần phải chuẩn bị thêm danh sách người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
– Người tham gia mua bảo hiểm xã hội tự nguyện cần phải xuất trình các loại giấy tờ gốc để cán bộ đối chiếu thông tin.
Bước 2: Lập hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký mua bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người mua bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể lựa chọn lập và nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc có thể đóng trực tiếp cho đại lý thu (có thể nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường). Trong trường hợp người tham gia mua bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội thì cần phải tiến hành hoạt động kê khai tờ khai tham gia và điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội theo mẫu do pháp luật quy định, sau đó tiếp tục nộp tại bộ phận một cửa của cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp tại trung tâm phục vụ hành chính công các cấp. Người tham gia có thể nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích sao cho thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, trong trường hợp người tham gia mua bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng trực tiếp cho các đại lý thu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, thì cần phải tiến hành thủ tục kê khai tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội nộp cho đại lý thu, sau đó đại lý thu sẽ lập danh sách người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 3: Nộp phí mua bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người tham gia mua bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể lựa chọn một trong các cách thức đóng tiền như sau: Có thể nộp tiền mặt cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong trường hợp người tham gia mua bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội, hoặc có thể nộp tiền mặt cho đại lý thu trong trường hợp người mua bảo hiểm xã hội tự nguyện tham gia đóng trực tiếp cho đại lý thu, hoặc có thể nộp tiền thông qua tài khoản ngân hàng hoặc nộp tiền thông qua hệ thống tiện ích thông minh có chức năng tiếp nhận khoản tiền mua bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bước 4: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Thời gian giải quyết sẽ không được phép vượt quá 05 ngày được tính kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đầy đủ hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ còn thiếu thì sẽ yêu cầu sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Kết quả giải quyết trong trường hợp này được xác định là sổ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tuy nhiên cần phải lưu ý, sau khi nhận sổ bảo hiểm xã hội thì cần phải giữ và bảo quản sổ bảo hiểm xã hội cẩn thận. Sổ bảo hiểm xã hội được xem là căn cứ ghi lại thông tin quá trình đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động, đây là thành phần hồ sơ quan trọng để người lao động hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Lợi ích khi tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là hình thức đóng bảo hiểm xã hội được nhà nước khuyến khích tham gia, người tham gia được quyền lựa chọn mức đóng bảo hiểm xã hội và phương thức đóng bảo hiểm xã hội do nhà nước tổ chức và thực hiện, không nhằm mục đích lợi nhuận. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có nhiều lợi ích đặc biệt, bao gồm:
– Hưởng lương hưu. Khi đáp ứng đầy đủ điều kiện về độ tuổi hưởng lương hưu và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoàn toàn sẽ được quyền hưởng lương hưu mỗi tháng không phải phụ thuộc quá nhiều vào con cháu và người thân trong gia đình. Ngoài ra lương hưu sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng, người tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ không cần phải lo khi đồng tiền bị mất giá;
– Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Khi hưởng lương hưu, người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, từ đó giúp cho người tham gia bảo hiểm xã hội giảm đi gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp cần thiết;
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ một phần kinh phí tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, được lựa chọn mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và phương thức đóng sao cho phù hợp với hoàn cảnh của bản thân;
– Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần. Trong trường hợp không muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì người tham gia hoàn toàn có quyền hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Được hưởng chế độ tử tuất, thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tử tuất chào quy định của pháp luật. Mọi công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì hoàn toàn có quyền tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
–
– Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu.
THAM KHẢO THÊM: