Cho vay tiền được xem là một giao dịch dân sự phổ biến. Thế nhưng có nhiều trường hợp người cho vay phải luôn nhiều biện pháp khác nhau để đòi nợ, trong đó có cả những biện pháp mà pháp luật cấm. Vậy làm thế nào để đòi nợ đúng pháp luật và hợp tình hợp lý?
Mục lục bài viết
1. Làm thế nào để đòi nợ đúng pháp luật, hợp tình hợp lý?
1.1. Những hành vi đòi nợ sai pháp luật:
Có thể nói, việc đòi nợ sai cách, trái quy định của pháp luật, có thể dẫn tới những hậu quả đáng lo ngại, tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả của mỗi hành vi mà người có hành vi trái quy định pháp luật có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có thể kể đến một số hành vi đòi nợ điển hình như sau:
Thứ nhất, hành vi đưa hình ảnh con nợ lên mạng xã hội khi chưa có sự đồng ý nhằm ép buộc, gây áp lực cho người vay phải trả nợ là hành vi vi phạm pháp luật và xâm phạm trực tiếp đến quyền hình ảnh của người vay. Theo đó, trường hợp người bị đăng hình ảnh là người có vay tiền và có trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì hành vi của người đăng hình ảnh lên mạng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản, về hành vi: Thu thập, và sử dụng thông tin của cá nhân khác mà không được sự đồng ý, mức phạt tiền trong trường hợp này là từ 10 triệu – 20 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm và 5 triệu – 10 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm. Thậm chí, người đăng tải có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) với hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Khung hình phạt nhẹ nhất thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, nặng thì sẽ bị phạt từ từ 03 tháng đến 02 năm.
Thứ hai, hành vi dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản của bên vay tiền khi bên vay không trả nợ, thì người cho vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó, căn cứ vào giá trị tài sản chiếm đoạt, tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân, người có hành vi dùng vũ lực có thể phải đối diện với mức hình phạt thấp nhất là phạt tù từ 03 – 07 năm, cao nhất là bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thứ ba, trường hợp người cho vay có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm mục đích uy hiếp tinh thần người vay để chiếm đoạt tài sản thì tùy theo tính chất, mức độ mà người này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, người nào cưỡng đoạt tài sản của người khác mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc phải trả lại tài sản đã cưỡng đoạt được của người khác. Trường hợp hành vi phạm tội của người cho vay đã đủ yếu tố cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản thì người này có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm, ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (căn cứ tại Điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015).
Ngoài ra, đòi nợ trái pháp luật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một số tội danh như: Tội đe doạ giết người (Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015), Tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015), Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015).
1.2. Hướng đòi nợ đúng pháp luật, hợp tình hợp lý:
Để tránh trường hợp rắc rối về mặt pháp lý, thì các chủ thể cần phải tiến hành hoạt động đòi nợ đúng quy định của pháp luật. Nếu hết thời hạn cho vay mà bên tay vẫn không trả nợ thì bên cho vay có thể tiến hành thủ tục khởi kiện lên tòa án để giải quyết theo Bộ luật dân sự năm 2015. Nhìn chung thì thủ tục khởi kiện đòi nợ lên tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ được thực hiện thông qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Bên cho vay sẽ viết đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện để đòi nợ cần phải được chuẩn bị trước để gửi đến tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì đơn khởi kiện cần có những nội dung cơ bản sau:
– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện.
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ.
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện;
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
– Yêu cầu đòi nợ.
– Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Bước 2: Sau quá trình soạn đơn khởi kiện thì sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ hợp lệ nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ khởi kiện đòi nợ tại tòa án sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây: Đơn khởi kiện, hợp đồng vay tiền hoặc giấy vay tiền, giấy tờ tùy thân của người khởi kiện và người bị kiện, giấy tờ tùy thân của người có quyền lợi liên quan, cùng với một số tài liệu khác khi có yêu cầu.
Bước 3: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ nêu trên thì sẽ luôn đến tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Có nhiều cách thức nộp hồ sơ khác nhau. Căn cứ theo quy định tại Điều 190 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có ghi nhận về những phương thức người cho vay có thể khởi kiện và nộp tài liệu chứng cứ mà mình có cho tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền như sau:
– Nộp trực tiếp tại tòa án;
– Nộp thông qua dịch vụ bưu chính đến tòa án;
– Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua cổng thông tin điện tử của tòa án.
Bước 4: Tòa án thụ lý và giải quyết hồ sơ khởi kiện. Sau khi nhận đơn khởi kiện, nếu nhận thấy hồ sơ khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì tòa án sẽ yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật. Sau đó tòa án sẽ xem xét và đưa vụ việc ra xét xử sơ thẩm. Nếu như nhận thấy hành vi vay tiền của người đi vay có dấu hiệu của tội phạm ví dụ như hành vi gian dối để vay tiền sau đó bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản của người vay, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản … thì người vay có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật hình sự năm 2015 hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật hình sự năm 2015 để giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự.
2. Quy định về lệ phí khởi kiện đòi nợ:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì khi thực hiện thủ tục khởi kiện đòi nợ, nguyên đơn cần phải thực hiện nghĩa vụ đóng lệ phí khởi kiện đòi nợ như sau:
Giá trị tài sản có tranh chấp | Mức án phí |
Từ 4.000.000 đồng trở xuống | 200.000 đồng |
Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng |
Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng |
3. Mức xử phạt đối với hành vi đòi nợ thuê trái quy định pháp luật:
Theo như phân tích nêu trên thì hành vi đòi nợ trái quy định của pháp luật tìm ẩn rất nhiều rủi ro. Tuy nhiên hiện nay dịch vụ đòi nợ thuê vẫn diễn ra vô cùng phổ biến. Đòi nợ thuê là ngành dịch vụ đòi nợ, và hiện nay đã bị cấm theo quy định của pháp luật. Dịch vụ đòi nợ thuê là một trong những dịch vụ bị pháp luật cấm đầu tư kinh doanh trên thực tế.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và vảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, có ghi nhận về: Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh sẽ bị xử phạt với mức dao động từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng.
Bên cạnh đó, các chủ thể thực hiện hành vi này còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là bị tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đã thu của người khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và vảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
–