Căn cước công dân có vai trò vô cùng quan trọng, có chức năng chứng minh lai lịch của công dân trong quá trình thực hiện các giao dịch hành chính trên lãnh thổ của Việt Nam, có giá trị thay thế cho hộ chiếu trong một số trường hợp nhất định. Vậy làm thẻ căn cước công dân tại nơi tạm trú có được hay không?
Mục lục bài viết
1. Làm thẻ căn cước công dân tại nơi tạm trú được không?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề cấp/cấp đổi căn cước công dân. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 59/2021/TT-BCA của Bộ Công a, có quy định cụ thể về vấn đề tiếp nhận đề nghị cấp, cấp đổi hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân. Theo đó:
– Công dân có thể trực tiếp đến cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp/cấp đổi/cấp lại thẻ căn cước công dân nơi công dân đó thường trú hoặc nơi công dân đó tạm trú để có thể đề nghị cấp thẻ căn cước công dân theo quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp công dân đề nghị cấp/cấp đổi/cấp lại thẻ căn cước công dân thông qua hình thức trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ công an thì công dân đó hoàn toàn có thể lựa chọn dịch vụ kiểm tra thông tin của mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong trường hợp thông tin đã chính xác thì công dân sẽ thực hiện thủ tục đăng ký thời gian, đăng ký địa điểm đề nghị cấp thẻ căn cước công dân. Sau đó hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân đến cơ quan công an có thẩm quyền nơi công dân đó đề nghị. Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu công dân nhận thấy thông tin của mình chưa có hoặc có sự sai sót thì công dân cần phải mang theo giấy tờ hợp pháp có giá trị chứng minh nội dung thông tin sai sót đến cơ quan công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, cấp đổi hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân để trực tiếp thực hiện thủ tục này.
Theo đó thì có thể nói, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 59/2021/TT-BCA của Bộ Công a, người dân có thể thực hiện thủ tục làm căn cước công dân theo các cách thức như sau:
Thứ nhất, người dân có thể trực tiếp làm căn cước công dân tại cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị nơi công dân đó thường trú hoặc nơi công dân đó tạm trú. Như vậy, công dân hoàn toàn có thể làm căn cước công dân tại nơi tạm trú. Cơ quan công an có thẩm quyền làm căn cước công dân trong trường hợp này sẽ bao gồm các cơ quan như sau: Cơ quan quản lý căn cước công dân của công an cấp huyện, cơ quan quản lý căn cước công dân thuộc công an cấp tỉnh, cơ quan quản lý căn cước công dân thuộc Bộ công an với những trường hợp đặc biệt cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ công an quyết định cụ thể. Đồng thời, để có thể thuận tiện hơn trong quá trình làm căn cước công dân, công dân có thể đến trực tiếp cơ quan quản lý căn cước công dân công an cấp huyện hoặc tại các địa điểm lưu động khác nếu được thông báo. Trong trường hợp công dân được xác định là người già yếu, bệnh tật, ốm đau khó khăn trong vấn đề đi lại, thì có thể đề nghị cơ quan cấp căn cước công dân tổ chức hoạt động cấp căn cước công dân ngay tại chỗ ở.
Thứ hai, cấp căn cước công dân thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ công an. Công dân có thể lựa chọn dịch vụ kiểm tra thông tin của mình trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong trường hợp công dân nhận thấy thông tin cập nhật của mình đã hoàn toàn chính xác thì sẽ tiến hành thủ tục đăng ký thời gian, đăng ký địa điểm đề nghị cấp thẻ căn cước công dân, hệ thống sau đó sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân đến cơ quan công an nơi công dân có đề nghị. Trong trường hợp công dân kiểm tra thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhận thấy thông tin của mình có sự sai sót hoặc chưa có, thì công dân cần phải trực tiếp mang theo các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin đến cơ quan công an nơi có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, cấp đổi hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân.
Tóm lại, hoàn toàn có quyền làm thẻ căn cước công dân tại nơi tạm trú, giúp cho công dân thuận lợi hơn trong quá trình đi lại và đơn giản hơn thủ tục hành chính.
2. Giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân được xác định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Luật căn cước công dân năm 2023 có quy định về giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân. Theo đó:
– Thẻ căn cước công dân có giá trị chứng minh và căn cước và chứng minh các thông tin khác của công dân đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ căn cước để có thể thực hiện thủ tục hành chính, thực hiện các dịch vụ công và thực hiện các giao dịch khác theo quy định của pháp luật trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Thẻ căn cước công dân theo quy định của pháp luật hoàn toàn có thể được sử dụng thay thế cho các giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài có ký kết với nhau điều ước quốc tế hoặc ký kết với nhau các thỏa thuận quốc tế, có nội dung cho phép người dân của nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước công dân thay thế cho các loại giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau theo nguyên tắc có đi có lại;
– Thẻ căn cước công dân hoặc mã số định danh cá nhân cập nhật trên thẻ căn cước hoàn toàn có thể được sử dụng để cơ quan tổ chức và cá nhân kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ căn cước công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người được cấp thẻ căn cước công dân cần phải xuất trình thẻ căn cước theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền, thì cơ quan tổ chức và cá nhân đó sẽ không được phép yêu cầu người được cấp thẻ căn cước công dân xuất trình các loại giấy tờ khác hoặc cung cấp thông tin đã được tích hợp trên thẻ căn cước công dân, trong trường hợp thông tin đã có sự thay đổi so với thông tin được cập nhật trên thẻ căn cước công dân thì người được cấp thẻ căn cước cần phải cung cấp các loại giấy tờ tài liệu có giá trị pháp lý tương đương. Các thông tin đã có sự thay đổi;
– Nhà nước hiện nay bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người được cấp thẻ căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân sẽ được xác định theo điều luật phân tích nêu trên. Và đây được xác định là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam.
3. Thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Luật căn cước công dân năm 2023 có quy định về người được cấp thẻ căn cước công dân. Theo đó, người được cấp thẻ căn cước công dân được xác định là công dân Việt Nam, công dân Việt Nam trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật căn cước công dân năm 2023 có quy định về độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước công dân, theo đó công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước công dân trước đó bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước công dân khi đạt độ tuổi nhất định. Như vậy, có thể nói căn cước công dân chỉ có giá trị sử dụng trong khoảng thời gian nhất định, sau đó công dân bắt buộc phải đi đổi thẻ căn cước công dân mới khi đủ:
– Khi đủ 14 tuổi;
– Khi đủ 25 tuổi;
– Khi đủ 40 tuổi;
– Khi đủ 60 tuổi.
Như vậy, hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân hoàn toàn phụ thuộc vào độ tuổi của người sở hữu thẻ căn cước công dân đó. Hiện nay có ba mốc thời gian hết hạn của thẻ căn cước công dân. Chính vì vậy, thời hạn sử dụng căn cước công dân của mỗi công dân sẽ khác nhau mặc dù mọi người cùng đi làm thẻ căn cước công dân tại cùng một thời điểm, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân sẽ được ghi nhận dưới ảnh chân dung của người đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Căn cước năm 2023;
– Thông tư 59/2021/TT-BCA của Bộ Công an về quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và
THAM KHẢO THÊM: