Khi đến một nơi ở mới không phải nơi bạn có hộ khẩu thường trú thì theo quy định của pháp luật bạn phải tiến hành đăng ký tạm trú. Vậy, Làm tạm trú tạm vắng hết bao nhiêu tiền? Phí đăng ký tạm trú?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tạm trú?
Tạm trú hay thường trú và lưu trú theo quy định của pháp luật đều là dùng để nói về việc cư trú của công dân.
Cụ thể tại khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú 2020 có quy định rằng khi công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì đó gọi là nơi cư trú của công dân.
Còn đối với quy định khái niệm về tạm trú thì được quy định rất cụ thể và chi tiết tại khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020, theo đó có thể hiểu tạm trú như sau: tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú tại cơ quan có thẩm quyền.
Tóm lại có thể hiểu rằng khi công dân sinh sống ở một nơi trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú thì đó gọi là nơi tạm trú của công dân.
2. Quy định của pháp luật về phí đăng ký tạm trú:
Mặc dù không có bất kỳ một văn bản nào quy định hay định nghĩa về cụm từ lệ phí tạm trú hay lệ phí cư trú là gì. Tuy nhiên ta có thể hiểu lệ phí đăng ký tạm trú là một loại của lệ phí đăng ký cư trú, nó là những khoản thu đối với người được cơ quan đăng ký cư trú giải quyết việc đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì lệ phí đăng ký cư trú đối với việc đăng ký và quản lý cư trú gồm: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người, gia hạn tạm trú; Tách hộ; Điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; Xác nhận thông tin về cư trú.Việc đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách thì lệ phí đăng ký được tính với từng cá nhân như đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú cho một người.
Bên cạnh đó theo Điều 3 và Điều 5
Một là, lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
Hai là, lệ phí đăng ký cư trú đối với việc đăng ký và quản lý cư trú gồm: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp mới, cấp lại, cấp đổi sổ hộ khẩu; sổ tạm trú cho hộ gia đình, cho cá nhân; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; gia hạn tạm trú.
Ba là, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu lệ phí đối với việc đăng ký cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố cao hơn mức thu đối với các khu vực khác.
Tóm lại, từ những quy định trên có thể khẳng định được rằng phí đăng ký tạm trú sẽ do Hội đồng nhân dân từng tỉnh, thành phố quyết định với từng địa phương. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp.Mức thu đối với việc đăng ký cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố cao hơn mức thu đối với các khu vực khác.
Hội đồng nhân dân từng tỉnh, thành phố quyết định với từng địa phương về phí đăng ký tạm trú tùy theo điều kiện tại địa phương mình.
3. Lệ phí đăng ký tạm trú tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh:
Đối với thành phố Hà Nội, lệ phí đăng ký tạm trú được xác định như sau:
Mức lệ phí đăng ký tạm trú được xác định theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tại nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2020. Tại hội nghị khóa XVI hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND của HĐND Thành phố quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân thành phố.
Theo Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND có thể xác định mức thu lệ phí đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú như sau: đối với các quận, các phường cả hộ hoặc một người là 15.000 đồng và đối với các khu vực khác là 8.000 đồng
Ngoài ra, tại nghị quyết này cũng quy định các trường hợp được miễn, không thu lệ phí đăng ký cư trú tại Hà Nội như: Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ. Con dưới 18 tuổi của thương binh. Hộ nghèo. Công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc. Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Trẻ em dưới 15 tuổi. Trường hợp khó xác định là người dưới mười lăm tuổi thì chỉ cần có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh được là người dưới mười lăm tuổi như: giấy khai sinh, thẻ học sinh…Người cao tuổi (là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên có thẻ người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật người cao tuổi). Người khuyết tật. Người có công với cách mạng.
Còn đối với vấn đề về lệ phí cấp mới, cấp lại, cấp đổi sổ tạm trú cho hộ gia đình, cá nhân ở các quận và các phường là 20.000 đồng/lần; ở các khu vực khác là 10.000 đồng/lần
Lệ phí điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú; gia hạn tạm trú là ở các quận và các phường 10.000 đồng/lần; ở các khu vực khác là 5.000 đồng/lần
Đối với thành phố Hồ Chí Minh, lệ phí đăng ký tạm trú được xác định như sau:
Căn cứ theo quyết định 52/2016/ QĐ-UBND thành phố Hồ Chí Minh thì có thể xác định tại bàn thành phố Hồ Chí Minh, lệ phí đăng ký tạm trú là 15.000 đồng/lần. Địa bàn thuộc huyện của thành phố Hồ Chí Minh, lệ phí đăng ký tạm trú là 8.000 đồng/ lần.
Bên cạnh đó, tại quyết định này cũng quy định rất cụ thể về các đối tượng miễn thu lệ phí đăng ký cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh đó là: Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng. Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh.
Toàn bộ số thu lệ phí đăng ký cư trú nộp về ngân sách thành phố, không trích để lại cho cơ quan thu lệ phí.
4. Thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
Khi thực hiện việc đăng ký tạm trú, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú
– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người yêu cầu;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
– Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ nêu trên thì bạn nộp hồ sơ tại Công an phường, xã, thị trấn hoặc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Ngoài ra, còn có thể đăng ký tạm trú trực tuyến (online) tại Cổng dịch vụ công quản lý cư trú thông qua địa chỉ sau: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn. Cơ quan thực hiện việc đăng ký tạm trú là cơ quan đăng ký cư trú.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú. Kiểm tra nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.Còn nếu hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu; giấy tờ kê khai chưa đúng; chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Nếu hồ sơ của bạn hợp lệ và được giải quyết đăng ký tạm trú: thì bạn phải nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu; đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ tạm trú; giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).
Nếu hồ sơ của bạn không hợp lệ và không giải quyết đăng ký tạm trú: Bạn phải đến cơ quan nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký tạm trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
Như vậy, từ những lập luận và phân tích như trên có thể thấy phí đăng ký tạm trú sẽ do Hội đồng nhân dân từng tỉnh, thành phố quyết định với từng địa phương. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp
Cơ sở pháp lý:
– Luật cư trú 2020
–