Như đã nhắc đến ở các bài trước thì bảo hiểm xã hội là một trong những vấn đề được người lao động quan tâm rất lớn. Vậy nếu người lao động muốn chuyển đổi một công việc khác mà muốn đóng bảo hiểm ở đơn vị công tác mới thì cần phải làm những gì? Làm sao biết sổ bảo hiểm xã hội đã chốt chưa?
Mục lục bài viết
1. Chốt sổ BHXH cho lao động là gì?
Từng người lao động sẽ được cấp sổ bảo hiểm xã hội để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và đây cũng được xem là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Khoản 1 Điều 96
Đồng thời, cũng theo như quy định này thì việc chốt sổ bảo hiểm xã hội là ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia dừng đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị. Việc này được thực hiện khi người lao động không còn làm việc ở công ty nữa, khi lao động nghỉ việc hoặc khi công ty ngừng hoạt động. Được quy định tại Điều 47 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội. Cũng như những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ của người lao động”.
Bên cạnh đó, tại Khoản 5 Điều 21
“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Phối hợp cùng với cơ quan bảo hiểm xã hội để trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Và xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc mà pháp luật có quy định”.
Do đó, theo như quy định trên thì việc chốt bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ do doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị mà người lao động làm việc thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm xã hội chứ người lao động không thể tự mình thực hiện được. Bởi vì theo quy định, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải hoàn thành các thủ tục chốt sổ để trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng các giấy tờ đã giữ của người lao động.
Tuy nhiên sẽ có những trường hợp, công ty không thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động hoặc đang nợ tiền bảo hiểm xã hội nên không thể chốt sổ. Bạn có thể liên hệ Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội quận hoặc huyện nơi công ty đặt trụ sở hoặc có thể Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để được giúp đỡ. Ngoài ra, nếu sang công ty mới, người lao động có thể cung cấp mã số bảo hiểm xã hội (số sổ bảo hiểm xã hội) để tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty mới để tiếp tục quá trình đóng bảo hiểm xã hội, kể cả trường hợp chưa chốt được sổ.
2. Thời gian chốt sổ Bảo hiểm xã hội:
Theo Khoản 5, Điều 21 của
Theo Khoản 3, Điều 48
Theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định về thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội là bao lâu nhưng chỉ có quy định về việc chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc tại doanh nghiệp và muốn đóng nối bảo hiểm xã hội ở đơn vị lao động khác thì doanh nghiệp cần phải chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
– Bước 1: Để chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động 2021 doanh nghiệp cần thì bạn cần làm thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH đó
Hồ sơ chuẩn bị cần có để báo giảm lao động:
+ Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT (mẫu D02-LT theo QĐ 595/QĐ-BHXH năm 2017 thay thế QĐ 959)
+ Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị đã nộp trước đó (nếu có)
+ Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 bản/người)
+
Hoàn thiện các hồ sơ trên rồi gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý
Sau khi báo giảm bảo hiểm xã hội thành công chúng ta tiến hành làm hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội
– Bước 2: Chốt sổ bảo hiểm xã hội
Khi người lao động nghỉ việc tại công ty thì người sử dụng lao động (doanh nghiệp) phải tiến hành thủ tục chốt sổ cho người lao động tại công ty. Thủ tục để chốt sổ khá đơn giản, hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội bao gồm:
+ Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 301, số lượng 2 bản
+ Tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội
+ Các tờ rời của sổ ( nếu có, trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội nhiều lần)
+ Đơn đề nghị của người tham gia theo mẫu D01-TS, số lượng 1 bản
3. Làm sao biết sổ BHXH đã chốt chưa?
Theo quy định, để xác nhận tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (chốt sổ bảo hiểm xã hội) có trên sổ bảo hiểm xã hội là ghi quá trình đóng BHTN, bảo hiểm xã hội trên sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia dừng đóng bảo hiểm xã hội tại đơn vị làm việc.
Như vậy, khi nghỉ việc thì công ty cũ phải có trách nhiệm làm thủ tục xác nhận về tổng thời gian đã đóng BHTN, bảo hiểm xã hội trên sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Như vậy để biết được bảo hiểm xã hội đã chốt hay chưa: bạn đọc truy cập vào link: https://hoidap.bhxhtphcm.gov.vn để được giải đáp về thắc mắc này.
Chốt sổ bảo hiểm xã hội có thể nói là việc xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người lao động tại đơn vị, chính là xác nhận thời gian bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi công ty đó đóng bảo hiểm xã hội. Và khi làm công ty thứ hai không thể thay công ty thứ nhất xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội mà chỉ được chốt thời gian tại công ty thứ hai này.
Sổ được chốt là một trong những điều kiện quan trọng khi thực hiện thủ tục bảo hiểm xã hội. Để nhận biết nhanh nhất là nhìn vào sổ mình đang giữ, xem có đầy đủ quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hay không. Nếu có, thì là chốt rồi hoặc ngược lại.
– Cách 1: Tra cứu bảo hiểm xã hội trên Website: https://baohiemxahoi.gov.vn/
Bạn có thể truy cập trang web: https://baohiemxahoi.gov.vn/ và điền các thông tin bắt buộc tại trang web này sau đó tích và ô “Tôi không phải là người máy”
Tỉnh/TP: Căn cứ vào địa chỉ đơn vị đóng bảo hiểm xã hội.
+ Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý
+ Từ tháng – đến tháng: Thời gian muốn tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội, BHTN, BHTNLĐ-BNN
+ Số CMT/Thẻ căn cước
+ Họ tên người cần tra cứu
+ Mã số bảo hiểm xã hội
+ SĐT nhận OTP: Số điện thoại của người lao động đã đăng ký thông tin cá nhân với cơ quan bảo hiểm xã hội
Sau đó bạn nhập mã OTP để tra cứu
Tra cứu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bằng cú pháp BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} gửi 8079
Ví dụ: Soạn tin nhắn với cú pháp sau gửi đến 8079: BH QT 0110129425 để tra cứu toàn bộ quá trình tham gia của người lao động với mã số bảo hiểm xã hội là 0110129425
+ Tra cứu theo khoảng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bằng cú pháp BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ tháng-năm} {đến tháng-năm} gửi 8079
Ví dụ: Soạn tin nhắn với cú pháp sau gửi đến 8079: BH QT 0110129425 012018 112019 để tra cứu toàn bộ quá trình tham gia từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 11 năm 2019 của người lao động với mã số bảo hiểm xã hội là 0110129425
+ Tra cứu theo năm thời gian tham gia bảo hiểm xã hộiH bằng cú pháp BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi 8079
Ví dụ: Soạn tin nhắn với cú pháp sau gửi đến 8079: BH QT 0110129425 2018 2019 để tra cứu toàn bộ quá trình tham gia từ năm 2018 đến năm 2019 của người lao động với mã số bảo hiểm xã hội là 0110129425
Sau đó tất cả thông tin liên quan đến bảo hiểm xã hội sẽ hiện ra. Người lao động có thể biết được sổ bảo hiểm xã hội mình đã chốt chưa thông qua việc tra cứu đó. Nếu công ty đã chốt sổ nhưng chưa trả quá trình ấy thì người lao động buộc phải liên hệ công ty để lấy lại hoặc liên hệ bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi mình đóng bảo hiểm xã hội để xin lại tờ chốt.
Do đó, khi không chốt sổ tất nhiên quá trình đóng của người lao động không được xác nhận. Vậy thì nếu người lao động có nhu cầu nhận trợ cấp thì sẽ không thể nào làm hồ sơ được.