Lâm sản là sản phẩm tìm được qua hoạt động khai thác rừng. Lâm sản có giá trị như một tài sản, và con người có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau. Qua đó lâm sản trở thành nguyên liệu tham gia vào ngành công nghiệp chế biến. Lâm sản mang đến các lợi ích kinh tế lớn cho con người.
Mục lục bài viết
1. Lâm sản là gì?
Lâm sản là các sản phẩm từ rừng. Cho nên các quy định về lâm sản cũng gắn liền với ý nghĩa hoạt động và ý nghĩa quản lý lâm sản trong tổ chức nhà nước. Khái niệm lâm sản được quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi năm 2016. Trong đó:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
8. Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác; bao gồm gỗ, lâm sản ngoài gỗ và sản phẩm đồ gỗ đã chế biến.”
Như vậy, lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng. Lâm sản mang đến các giá trị khác nhau trong chức năng, mục đích sử dụng. Cũng như mang lại giá trị lớn trong các ngành công nghiệp chế biến. Và đó là các sản phẩm được sinh ra từ hoạt động khai thác rừng, gồm: thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác. Là tất cả các sinh vật có giá trị mà con người lấy được. Từ đó, lâm sản mang đến lợi ích cho con người về khai thác, chế biến, phục vụ các hoạt động kinh doanh.
Lâm sản bao gồm gỗ, lâm sản ngoài gỗ và sản phẩm đồ gỗ đã chế biến. Được hiểu rộng nhất không chỉ đơn thuần là gỗ, mà là các sản phẩm có giá trị với con người. Các sản phẩm khai thác được trên thực tế rất đa dạng. Mang đến các giá trị thể hiện khác nhau trong nhu cầu tiếp cận của con người. Các giá trị như quý hiếm, tốt cho sức khỏe, hay mang lại giá trị kinh tế cao.
Với ý nghĩa được thể hiện:
Lâm sản hay còn gọi là lâm thổ sản. Đây là cụm từ dùng để chỉ cho tất cả những sản vật được khai thác từ rừng tự nhiên. Gắn với hoạt động tìm kiếm của con người và khai thác giá trị. Qua đó mang đến các lợi ích, ý nghĩa phản ánh khác nhau.
Trong đó gỗ là lâm sản được nhiều người ưa chuộng. Gỗ mang đến các chức năng sử dụng, cũng là nguồn nguyên liệu phổ biến nhất. Các hoạt động khai thác gỗ gắn với chế biến tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau. Làm ra các sản phẩm đa dạng và giá trị kinh tế cao.
Lâm sản được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Tùy vào từng loại với đặc điểm và chức năng khác nhau. Như làm nội thất, nguyên liệu thô, vật liệu xây dựng,… Phục vụ cho nhu cầu cùng với chất lượng tốt nhất mang đến cho con người. Hiện nay, nguồn lâm sản ở nước ta rất đa dạng và phong phú. Thể hiện với các nhu cầu và ứng dụng thực tế của chế biến. Đem lại lợi nhuận kinh tế cao.
Lâm sản là một từ có nguồn gốc Hán Việt. Dùng để chỉ các sản vật từ rừng và lâm nghiệp. Sử dụng cho tiêu dùng trực tiếp hoặc sử dụng thương mại. Lâm thể hiện với ý nghĩa của rừng, trong khi sản nhắc đến sản phẩm được tìm kiếm từ rừng. Chẳng hạn như gỗ, giấy, hoặc thức ăn cho gia súc.
2. Lâm sản tiếng Anh là gì?
Lâm sản tiếng Anh là Forest Products.
3. Đặc điểm của lâm sản:
Lâm sản là tất cả các sản phẩm tìm kiếm, khai thác được từ rừng. Khi đó, có thể thấy được sự đa dạng thể hiện về hiệu quả, tính chất sử dụng. Cũng như các lợi ích có thể tiếp cận với ý nghĩa khai thác. Phân loại với gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Cũng như từ đó hướng đến các chế biến và sử dụng cho từng sản phẩm cụ thể.
Gỗ – Lâm sản chính:
Nhắc đến rừng, có thể thấy với đặc trưng của các loài cây được trồng. Mang đến đa dạng các sản phẩm từ gỗ được con người khai thác. Qua đó, hoạt động khai thác được con người thực hiện có chủ đích, tìm kiếm lợi ích là lớn nhất.
Cho đến nay thì gỗ luôn là lâm sản phổ biến nhất. Cũng là hình thức lâm sản mang đến nhiều giá trị nhất. Được sử dụng cho nhiều mục đích như:
– Nhiên liệu gỗ (ví dụ như trong hình thức than). Là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. Cũng như nhu cầu của sử dụng với sinh hoạt.
– Các vật liệu cấu trúc thành phẩm dùng cho xây dựng các tòa nhà. Có thể coi là chức năng, công dụng phổ biến nhất với các nội thất, kiến trúc trong xây dựng. Tạo ra giá trị độc đáo trong chất liệu chính.
– Hoặc làm nguyên liệu thô (bột giấy, ván dăm,…). Các ứng dụng trong nhu cầu ghi chép của con người.
Lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest product – NWFP):
Tất cả các sản phẩm ngoài gỗ khác có nguồn gốc từ các nguồn tài nguyên rừng. Thực hiện hoạt động khai thác từ rừng và mang đến giá trị của tài sản. Tìm kiếm cho con người các lợi ích, lợi nhuận thực tế. Bởi con người có nhu cầu trong sử dụng, chế biến các sản phẩm đó. Bao gồm một loạt các lâm sản khác được gọi chung là lâm sản ngoài gỗ.
Bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự. Loại trừ gỗ ở tất cả các hình thái của nó. Mang đến các ý nghĩa trong khai thác. Đó là mang đến các tiềm năng giá trị tương tự như gỗ trong nhu cầu của con người.
Trước đây người ta khái niệm lâm sản chủ yếu là gỗ. Cũng như ít quan tâm đến các thành phần khác gỗ. Và bỏ qua các khẳng định chức năng và giá trị của các sản phẩm này. Ngày nay, trong các chiến lược phát triển bền vững của các dự án lâm nghiệp xã hội, nông lâm kết hợp người ta chú ý nhiều đến các lâm sản khác ngoài gỗ. Cũng như thấy được các tiềm năng tìm kiếm được từ chúng.
Lâm sản ngoài gỗ được chia làm 6 nhóm:
– Các sản phẩm có sợi: Tre nứa; song mây; lá, thân có sợi và các loại cỏ. Gắn với các chức năng và công dụng nhất định. Khi tạo ra các sản phẩm hướng đến sử dụng nông nghiệp. Hay các sản phẩm thủ công nghiệp. Đặc biệt là các sản phẩm trong bảo vệ môi trường.
– Sản phẩm làm thực phẩm:
+ Các sản phẩm nguồn gốc thực vật: thân, chồi, rễ , củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm. Gắn với sản phẩm khai thác được trong rừng.
+ Các sản phẩm nguồn gốc động vật: mật ong, thịt động vật rừng, cá, trai ốc, tổ chim ăn được, trứng và côn trùng. Mang đến tính chất đặc biệt. Bởi không phải thường xuyên được sử dụng các loại thực phẩm này. Nên cũng mang đến các giá trị thể hiện và nhu cầu tiếp cận khác.
– Thuốc và mĩ phẩm có nguồn gốc thực vật.
Với giá trị lành tính. Sử dụng trên nghiên cứu về thành phần của nguyên liệu. Qua đó ứng dụng mang đến tác dụng và lợi ích đảm bảo. Hướng đến các tác động và tác dụng trong mong muốn của con người. Về nhu cầu, nhiều người vẫn muốn tiếp cận sản phẩm từ thiên nhiên hơn là các sản phẩm từ Tây y.
– Các sản phẩm chiết xuất:
Kể đến như gôm, nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, tanin và thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu. Tất cả hướng đến tiếp cận các nhu cầu khác nhau. Khi có các chức năng và công dụng đảm bảo.
– Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm:
Kể đến như tơ tằm, động vật sống, chim, côn trùng, lông mao, lông vũ, da, sừng, ngà, xương và nhựa cánh kiến đỏ. Ứng dụng với các ngành công nghiệp. Mang đến hoạt động chế biến hay nguyên liệu của sản xuất. Tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu con người. Có giá trị cao hơn, chức năng đáp ứng tốt nhất.
– Các sản phẩm khác:
Như lá Bidi (lá thị rừng dùng gói thuốc lá ở Ấn Độ). Ứng dụng cũng như chức năng được khai thác hiệu quả. Từ đó tạo ra nét đặc trưng của các sản phẩm được sản xuất.
4. Một số lâm sản quý hiếm:
Gỗ xá xị:
Đây là một loại gỗ quý, với chất lượng cũng như mang đến giá trị cao. Thường thấy ở những vùng núi của Quảng Ninh. Là nơi có nhiều cũng như triển khai trồng rừng phát triển.
Gỗ xá xị là một loại gỗ quý thuộc nhóm II trong 8 nhóm gỗ được phân loại tại Việt Nam. Thể hiện các giá trị theo đánh giá chất lượng của quản lý nhà nước.
Về tính chất được thể hiện: Loại gỗ quý này có vân gỗ rất đẹp và có mùi thơm dịu nhẹ dễ chịu. Gắn với các giá trị thẩm mỹ. Cũng như mang đến các sản phẩm chất lượng cao cho con người. Mùi hương đặc trưng tạo sự thỏa mái trong sử dụng. Chất lượng gỗ bền đẹp với thời gian, với các điều kiện thời tiết khó chịu. Không bị nứt nẻ, mối mọt nhớ gỗ tiết ra dầu điều tiết gỗ. Qua đó mà có thể ứng dụng với nhiều sản phẩm nội thất khác nhau. Mang đến giá trị khẳng định với thời gian.
Gỗ trầm hương:
Gỗ trầm hương cũng nằm trong những loại gỗ quý hiếm hiện nay. Mang đến phổ biến với chất lượng được công nhận rộng rãi. Có mùi hương, sự dễ chịu và thỏa mái. Hương trầm mang đến sự nhẹ nhàng, sang. Gỗ trầm thường sống trong những nơi có núi cao, rừng rậm. Trầm hương có hai loại là trầm và kỳ.
Các ứng dụng cũng như với các loại gỗ quý khác. Trong đó, thể hiện giá trị và chất lượng tốt hơn. Gắn với giá thành cao hơn và phục vụ cho các nhu cầu cao hơn. Qua đó mà hiệu quả kinh tế được đảm bảo.
Bên cạnh hai gỗ kể trên thì vẫn còn một số gỗ quý hiếm. Kể đến như gỗ long não, gỗ ngọc am, gỗ sưa,… Là các tính chất mang đến trong giá trị và chất lượng. Cũng như đảm bảo các chất lượng theo thời gian. Đây là những loại lâm sản được rất nhiều ưa chuộng. Nó mang lại những giá trị kinh tế cao cho con người. Cùng với các ứng dụng cao trong nhu cầu đa dạng của con người.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi năm 2016.