Hiện nay, có nhiều cá nhân, hộ gia đình sử dụng phương án làm nhà mái tôn khung sắt để phục vụ cho khu bãi để xe, xưởng gia công, trang trại. Vậy việc làm nhà mái tôn khung sắt thép có phải xin phép không?
Mục lục bài viết
1. Giấy phép xây dựng là gì?
Theo quy định hiện nay thì giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý rất quan trọng. Đối với công trình phải luôn phải có giấy phép trước khi khởi công, đó là cơ sở để xác định hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng, xử lý vi phạm hành chính, thậm chí trong một số trường hợp sẽ quyết định số phận của công trình .
Căn cứ vào khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, quy định về giấy phép xây dựng gồm những loại sau:
– Giấy phép xây dựng làm mới;
– Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo;
– Giấy phép xây dựng di dời công trình;
– Giấy phép xây dựng có thời hạn đây gọi là giấy phép cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong một thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
2. Làm nhà mái tôn khung sắt thép có phải xin phép không?
Xin chào Luật sư, tôi thường trú tại Quảng Nam. Hiện nay, tôi muốn dựng nhà mái tôn khung sắt thép để làm nhà xưởng phục vụ mục đích kinh doanh của gia đình. Tôi có đã đọc qua các quy định của luật tuy nhiên tôi cũng chưa hiểu rõ liệu trường hợp của tôi có phải xin giấy phép xây dựng hay không. Tôi muốn hỏi Làm nhà mái tôn khung sắt thép có phải xin phép không? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn.
Trên thực tế, có thể thấy nhà mái tôn khung sắt thép là loại nhà được xây dựng rất đơn giản, gọn nhẹ, sử dụng khung sắt thép để dựng nhà. Đây là loại nhà rất phổ biến trong các công trình xây dựng bởi tính tiết kiệm chi phí, dễ dàng tháo lắp di chuyển từ công trình này qua công trình khác.
Hiện nay, theo quy định tại khoản 30 Điều 1 Luật xây dựng sửa đổi 2020 quy định các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như sau:
-Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật Xây dựng.
Theo đó Điều 131 Luật xây dựng sửa đổi 2020, công trình tạm được định nghĩa như sau:
– Công trình xây dựng tạm là loại công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ các mục đích sau:
+ Thực hiện để thi công xây dựng công trình chính;
+ Sử dụng cho việc thực hiện tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định.
– Đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 131 thì phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình tạm.
– Nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, chủ đầu tư, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm. Đối với trường hợp công trình làm ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng, thì thiết kế xây dựng công trình phải được thẩm tra về điều kiện để bảo đảm an toàn và gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương để theo dõi và kiểm tra theo quy định.
– Những công trình xây dựng tạm phải được phá dỡ khi đưa công trình chính của dự án đầu tư xây dựng vào khai thác sử dụng hoặc khi hết thời gian tồn tại của công trình. Chủ đầu tư được đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận việc tiếp tục khai thác sử dụng công trình xây dựng tạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 131 Luật Xây dựng nếu công trình phù hợp với quy hoạch, đảm bảo về các yêu cầu an toàn chịu lực, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, để trả lời cho câu hỏi trên, làm nhà mái tôn khung sắt thép thì không phải xin phép nếu nhà tôn đó được xây dựng để thi công xây dựng công trình chính hoặc sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện phê duyệt. Tuy nhiên, đối với nhà tôn sử dụng cho việc tổ chức sự kiện thì phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và trong thời gian tồn tại của công trình tạm.
3. Các trường hợp làm mái tôn cần phải xin giấy phép:
Chào Luật Dương Gia! Hiện nay tôi gặp một số vấn đề liên quan về việc giấy phép xây dựng. Tôi muốn hỏi Luật sư là: Tôi có xây nhà lớp mái tôn ở quê để làm kho chứa củi. Trong quá trình tôi dựng nhà thì Ủy ban có xuống lập biên bản về việc xây nhà mà không xin giấy phép. Tôi khá là bất ngờ vì từ trước giờ cứ nghĩ nếu làm nhà mái tôn khung sắt thì không cần phải xin phép. Rất mong Luật Dương Gia giải đáp giúp tôi.
Chào bạn, để chia sẽ những thông tin hữu ích tới bạn. Luật Dương Gia chúng tôi xin đưa ra nhưng trường hợp làm nhà mái tôn phải xin phép để bạn được hiểu rõ hơn.
Bên cạnh những trường hợp lợp mái nhà tôn khung sắt cần xin giấy phép thì vẫn có một số trường hợp làm mái tôn được miễn, không cần xin giấy phép đã được quy định trong điều 89 Bộ luật Xây dựng 2014, Tuy nhiên, đối với những trường hợp nằm ngoài quy định này thì sẽ phải tiến hành xin cấp phép với cơ quan quản lý có thẩm quyền trước khi sửa chữa hoặc thi công mái tôn. Một số trường hợp cần là thủ tục xin giấy cấp phép bao gồm:
– Đối với trường hợp thi công làm mái tôn kho chứa, mái tôn cho khu bãi để xe, xưởng gia công, trang trại……ở khu thành phố, khu vực đã có quy hoạch và quản lý của cơ quan có thẩm quyền, thì sẽ cần phải làm thủ tục xin phép
– Trường hợp sửa chữa mái tôn với mục đích làm cho thay đổi kiến trúc mặt ngoài tiếp giáp với đường trong khu vực đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
– Đối với công trình thi công mái tôn mà làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
– Những công trình mái tôn mà làm thay đổi kết cấu, tính chịu lực của ngôi nhà.
Từ những quy định trên, đối với trường hợp của bạn, việc không xin giấy phép là sai quy định của pháp luật Xây dựng hiện nay. Do đó, cơ quan có thẩm quyền lập biên bản của bạn là hoàn toàn đúng. Bạn cần khẩn trương đi xin giấy phép để tiếp tục thực hiện xây nhà mái tôn khung sắt.
4. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng:
Đối với hồ sơ xin cấp giấy phép được quy định tại Khoản 1 điều 95 Luật xây dựng 2014 gồm các trường hợp sau đây:
-Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
-Bản sao các giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất theo quy định của
-Bản vẽ thiết kế về công trình xây dựng;
-Đối với những công trình có công trình khác liền kề khác thì phải có
Ủy ban nhân dân cấp phường, xã là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
5. Xử lý đối với các công trình xây dựng sai có giấy phép xây dựng:
Theo quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về hình thức xử lý đối với các công trình xây dựng trái phép, cụ thể:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 16 quy định về việc xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác thì bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thì bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 16 quy định về mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới như sau:
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng 2014;
– Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử lý hành chính về xây dựng.