Các sản phẩm gia công từ gỗ được sản xuất bởi những người thợ mộc khéo léo đã và đang nhận được nhiều sự lựa chọn của khách hàng, vì sự đẹp mắt và sang trọng của nó. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, làm nghề thợ mộc và kinh doanh xưởng gỗ có cần phải nộp thuế hay không?
Mục lục bài viết
1. Làm nghề thợ mộc, xưởng gỗ có phải nộp thuế không?
Để có thể làm nghề thợ mộc và mở xưởng gỗ hợp pháp thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền, có thể đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh. Công văn 12571/BTC-TCT của Bộ Tài chính về việc thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm gỗ có quy định:
– Đối với các sản phẩm là gỗ tròn, các sản phẩm được xác định là gỗ nguyên cây chưa thông qua thủ tục chế biến do các tổ chức và cá nhân trực tiếp trồng và bán ra thị trường thì sẽ thuộc đối tượng không phải chịu thuế;
– Đối với các loại sản phẩm là gỗ tròn phải gỗ nguyên cây tuy nhiên chưa thông qua thủ tục chế biến cho các doanh nghiệp và hợp tác xã nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ bán lại cho các doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại, thì các đối tượng đó cũng thuộc đối tượng không cần phải thực hiện thủ tục kê khai, tính thuế giá trị gia tăng. Trong trường hợp bán cho các hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh, các cá nhân và tổ chức khác trong xã hội thì sẽ áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng là 10%;
– Đối với các loại sản phẩm gỗ đã qua chế biến như gỗ tấm, gỗ ván … thì sẽ áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng là 10%.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định, người nộp thuế cần phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Các đối tượng đăng ký thuế hiện nay bao gồm:
– Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Các tổ chức và cá nhân không thuộc trường hợp nêu trên thực hiện hoạt động đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ tài chính.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về người nộp thuế. Cụ thể bao gồm:
-Các tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
– Tổ chức, hộ kinh doanh, hộ gia đình và cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
– Các tổ chức và cá nhân khấu trừ thuế.
Theo đó thì có thể nói, hộ kinh doanh là một trong những đối tượng phải đăng ký thuế theo quy định của pháp luật. Vì vậy, trong quá trình làm nghề thợ mộc và kinh doanh xưởng gỗ thì sẽ cần phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
2. Làm nghề thợ mộc, xưởng gỗ có thể phải chịu những loại thuế nào?
Làm nghề thợ mộc, xưởng gỗ có thể đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Theo đó, các loại thuế phải nộp bao gồm:
– Lệ phí (thuế) môn bài;
– Thuế giá trị gia tăng;
– Thuế thu nhập cá nhân.
Cụ thể như sau:
Thứ nhất, theo Khoản 2 Điều 4 của
Trường hợp cụ thể | Lệ phí môn bài cả năm |
Doanh thu trên 500.000.000 đồng/năm | 1.000.000 đồng/năm |
Doanh thu trên 300.000.000 đến 500.000.000 đồng/năm | 500.000 đồng/năm |
Doanh thu trên 100.000.000 đến 300.000.000 đồng/năm | 300.000 đồng/năm |
Doanh thu từ 100.000.000 đồng/năm trở xuống; Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh không thường xuyên, kinh doanh không có địa điểm cố định; Hộ kinh doanh sản xuất muối, kinh doanh dịch vụ nuôi trồng, kinh doanh dịch vụ đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá. | Miễn lệ phí môn bài |
Hộ kinh doanh thành lập sau giai đoạn ngày 25 tháng 02 năm 2020 | Miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên |
Thứ hai, thuế giá trị gia tăng. Áp dụng theo công thức sau:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x tỷ lệ thuế giá trị gia tăng.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, nếu hộ kinh doanh xưởng gỗ có doanh thu tính thuế từ 100.000.000 đồng/năm trở xuống thì theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh xưởng gỗ đó sẽ không cần phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không chọn năm, tức là không đủ 12 tháng trong năm dương lịch bao gồm: Các cá nhân mới tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường, cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ, cá nhân ngừng kinh doanh hoặc cá nhân nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100.000.000 đồng/năm theo quy định của pháp luật trở xuống để xác định cá nhân không nộp thuế giá trị gia tăng phải không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định là doanh thu tính thuế thu nhập của cá nhân trong 12 tháng. Đồng thời, doanh thu tính thuế thực tế để có thể xác định số thuế phải nộp trong năm được xác định là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh của hộ kinh doanh.
Thứ ba, thuế thu nhập cá nhân. Áp dụng theo công thức sau:
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên cần phải lưu ý về thời điểm xác định doanh thu tính thuế của hộ kinh doanh xưởng gỗ. Theo đó, đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân cần phải thực hiện hoạt động xác định doanh thu là kể từ ngày 20 tháng 11 cho đến ngày 15 tháng 12 của năm trước năm tính thuế. Đối với các hộ kinh doanh xưởng gỗ tính thuế theo hóa đơn thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm bàn giao hàng hóa hoặc hoàn thành dịch vụ.
3. Hộ gia đình làm nghề thợ mộc, kinh doanh xưởng gỗ có phải đăng ký kinh doanh không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, có quy định cụ thể về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Cụ thể như sau:
– Cá nhân hoạt động thương mại là các cá nhân tự mình thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc các hoạt động khác hợp pháp nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận, sinh lợi, tuy nhiên không thuộc đối tượng cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, các chủ thể đó cũng không được gọi là thương nhân theo quy định của pháp luật về thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện một trong những hoạt động sau đây:
+ Buôn bán dạo, tức là các hoạt động mua bán không có địa điểm cố định, nay đây mai đó, hoặc vừa đi vừa bán, không có địa điểm rõ ràng trên thực tế, trong đó bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, các văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán hàng rong;
+ Buôn bán vặt, tức là các hoạt động mua bán những đồ vật nhỏ lẻ, có địa điểm cố định hoặc không có địa điểm cố định;
+ Bán quà vặt, tức là các hoạt động bán các loại đồ ăn, bánh kẹo, nước ngọt, có địa điểm cố định hoặc không có địa điểm cố định;
+ Buôn chuyến, tức là các hoạt động mua bán hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến nhất định để bán lại cho người bán buôn hoặc bán lại cho những người bán lẻ;
+ Thực hiện các dịch vụ như đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe, trông giữ xe, sửa chữa khóa, cắt tóc, rửa xe, chụp ảnh, vẽ tranh … hoặc các dịch vụ khác có địa điểm cố định và không có địa điểm cố định;
+ Các hoạt động thương mại thực hiện một cách độc lập và thường xuyên không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
– Kinh doanh lưu động, tức là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 79 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, các trường hợp sau đây không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể, ngoại trừ trường hợp kinh doanh ngành nghề đầu tư có điều kiện. Bao gồm:
– Các cá nhân và hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp;
– Người bán hàng rong, người kinh doanh thời vụ, những người buôn chuyến;
– Người kinh doanh dịch vụ có thu nhập thấp, như những người đánh giày, người bán vé số, người bán nước vỉa hè …
Như vậy có thể nói, các chủ thể kinh doanh và mở cửa hàng bán xưởng gỗ không thuộc một trong những trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo như phân tích nêu trên. Do đó, quá trình buôn bán kinh doanh xưởng gỗ sẽ cần phải có giấy phép kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu gia đình kinh doanh gỗ thì phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh, vì bản chất đây sẽ là hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục, mục đích của hoạt động này là tìm kiếm lợi nhuận sinh lời. Trong trường hợp này, gia đìnhcó thể lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh xưởng gỗ dưới mô hình hộ gia đình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Công văn 12571/BTC-TCT của Bộ Tài chính về việc thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm gỗ;
– Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính;
– Nghị định 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
– Nghị định 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: