Có những trường hợp hội đồng coi thi do bất cẩn mà đã làm mất bài thi của những thí sinh mà mình thực hiện coi thi. Vậy làm mất bài thi của thí sinh bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Làm mất bài thi của thí sinh bị xử phạt như thế nào?
Điều 14 Văn bản hơp nhất
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoặc hành vi đe dọa dùng vũ lực ngăn cản người dự thi và người tổ chức thi, thanh tra thi, coi thi, chấm thi, phục vụ thi.
– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng cho đến 12.000.000 đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật về kỳ thi.
– Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thi theo những mức phạt sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức thi, chấm thi khi mà không được phép; mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc hành vi trợ giúp thí sinh làm bài;
+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc là sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc hành vi nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.
– Phạt tiền từ 13.000.000 đồng cho đến 15.000.000 đồng đối với hành vi làm mất bài thi của thí sinh.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm thông tin sai sự thật về kỳ thi.
+ Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định.
+ Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh đối với hành vi vi phạm sau:
++ Hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định;
++ Hành vi đánh tráo bài thi;
++ Hành vi tổ chức chấm thi sai quy định;
++ Hành vi làm mất bài thi của thí sinh.
Theo đó, hành vi làm mất bài thi của thí sinh sẽ bị phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Thêm nữa, tại điểm b khoản 3 Điều 3 Văn bản hơp nhất số 05/VBHN-BGDĐT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định mức phạt tiền quy định tại Chương II (bao gồm cả Điều xử phạt vi phạm quy định về thi) được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, chỉ trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e của khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 được áp dụng là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, hành vi làm mất bài thi của thí sinh sẽ bị phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức và từ 6.500.000 đồng đến 7.500.000 đồng. Cá nhân, tổ chức có hành vi làm mất bài thi của thí sinh còn phải thực hiện việc bảo đảm quyền lợi của thí sinh khi đã làm mất bài thi của thí sinh.
2. Quy trình xử phạt đối với hành vi làm mất bài thi của thí sinh:
Quy trình xử phạt đối với hành vi làm mất bài thi của thí sinh được thực hiện như sau:
2.1. Lập biên bản vi phạm hành chính hành vi làm mất bài thi của thí sinh:
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hành vi làm mất bài thi của thí sinh thực hiện lập biên bản kể từ khi phát hiện hành vi làm mất bài thi của thí sinh. Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hành vi làm mất bài thi của thí sinh:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (còn gọi là cấp xã);
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (còn gọi là cấp huyện);
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (còn gọi là cấp tỉnh);
– Thanh tra viên trong lĩnh vực giáo dục đang thi hành công vụ;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Chánh Thanh tra cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giáo dục và Đào tạo;
– Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ;
– Giám đốc Công an cấp tỉnh;
– Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
– Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ;
– Công chức Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
– Công chức chuyên trách công tác quản lý giáo dục tại các bộ, cơ quan ngang bộ mà đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
– Người thuộc lực lượng công an nhân dân mà đang thi hành công vụ, nhiệm vụ trong lĩnh vực giáo dục.
2.2. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi làm mất bài thi của thí sinh:
– Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi làm mất bài thi của thí sinh là:
+ 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi làm mất bài thi của thí sinh (thời hạn ra quyết định trong 07 ngày không áp dụng đối với trường hợp yêu cầu giải trình hoặc xác minh).
+ 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi làm mất bài thi của thí sinh nếu vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt.
+ 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi làm mất bài thi của thí sinh nếu vụ việc mà tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan đến hành vi làm mất bài thi của thí sinh.
+ 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi làm mất bài thi của thí sinh nếu vụ việc thuộc trường hợp có yêu cầu giải trình hoặc có yêu cầu phải xác minh (thông thường từ cá nhân, tổ chức bị lập biên bản vi phạm hành vi làm mất bài của thí sinh) các tình tiết có liên quan đến hành vi làm mất bài thi của thí sinh mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thêm về khoảng thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ.
– Những người sau đây có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi làm mất bài thi của thí sinh:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Chánh Thanh tra cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giáo dục và Đào tạo;
+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ;
+ Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ.
2.3. Thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi làm mất bài thi của thí sinh:
Người bị xử phạt hành chính hành vi làm mất bài thi của thí sinh thực hiện đúng các quy định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã có hiệu lực.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hơp nhất 05/VBHN-BGDĐT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.