Làm lại giấy khai sinh và điều chỉnh thông tin theo giấy khai sinh. Điều chỉnh lại năm sinh bị sai trên các giấy tờ khác nhau.
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ xin chào Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi là mẹ tôi hiện nay đang dùng chứng minh nhân dân và hộ khẩu có năm sinh là 1950 nhưng quyết định nghỉ hưu và lý lịch đảng viên có năm sinh là 1949. Mẹ tôi hiện đi khám bệnh sử dụng bảo hiểm hưu trí thì bệnh viện không chấp nhận. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi là mẹ tôi có thể cải chính lại chứng minh nhân dân và hộ khẩu sang năm 1949 được không? Hiện nay giấy khai sinh mẹ tôi đã mất từ lâu. Xin cảm ơn Luật sư?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp thì mẹ bạn hiện đang dùng chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu có năm sinh 1950, những các giấy tờ khác thì có ghi năm sinh 1949, mà giấy khai sinh của mẹ bạn đã bị mất. Do đó trong trường hợp này mẹ bạn bắt buộc phải làm thủ tục xin cấp lại giấy khai sinh bị mất. Sau đó, các giấy tờ của cá nhân phải được điều chỉnh theo giấy khai sinh đó.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn:
Một là, đăng ký lại khai sinh
- Thứ nhất, điều kiện đăng ký lại khai sinh:
Khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định khi đăng ký lại khai sinh phải đảm bảo cả ba điều kiện như sau:
– Trước đây đã được đăng ký khai sinh tại các cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh của Việt Nam từ trước ngày 01/01/2016 nhưng hiện nay Sổ hộ tịch và bản chính Giấy khai sinh đều bị mất thì được đăng ký lại;
– Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký lại khai sinh, người yêu cầu đăng ký phải còn sống.
Như vậy, trường hợp mẹ bạn bị mất giấy khai sinh bản gốc thì có thể làm thủ tục đăng ký lại khai sinh.
- Thứ hai, hồ sơ đăng ký lại khai sinh:
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thủ tục đăng ký lại khai sinh được tiến hành như sau:
– Tờ khai đăng ký lại khai sinh trong đó có nội dung cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh. Mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh được áp dụng theo mẫu số 12, Phụ lục 5 Thông tư 05/2015/TT-BTP được sửa đổi nội dung theo
– Bản sao các hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó, được quy định tại Điều 9
+ Bản sao Giấy khai sinh được các cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh của Việt Nam cấp (bản sao phải được công chứng, chứng thực hợp lệ hoặc bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh).
+ Bản chính hoặc bản sao các loại giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cơ quan có thẩm quyền cấp trước năm 1945 nếu đăng ký khai sinh ở khu vực miền Bắc và trước năm 1975 nếu đăng ký khai sinh ở khu vực miền Nam.
+ Nếu người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có một trong các giấy tờ nêu trên thì có thể sử dụng các giấy tờ sau đây để tiến hành làm thủ tục đăng ký lại khai sinh (Giấy Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng; Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú dài hạn KT3 hoặc giấy tờ chứng minh về nơi cư trú được cơ quan công an có thẩm quyền cấp; Bằng tốt nghiệp các cấp học, Học bạ, các loại Giấy chứng nhận, Chứng chỉ và hồ sơ học tập do các cơ quan, đơn vị đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận).
+ Giấy tờ khác mà có thể hiện thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của người yêu cầu.
+ Các giấy tờ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con.
+ Văn bản xác nhận về những nội dung khai sinh của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi công tác của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh nếu là cán bộ, công chức, viên chức, những người đang công tác trong lực lượng vũ trang (nội dung xác nhận các thông tin khai sinh gồm có về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con của người yêu cầu phù hợp với các thông tin trong hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý).
+ Văn bản ủy quyền nếu ủy quyền thực hiện việc đăng ký lại khai sinh. Đối với người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì đối với văn bản ủy quyền không cần phải công chứng, chứng thực, nhưng phải kèm theo các giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người được ủy quyền và người ủy quyền.
>>> Luật sư
Lưu ý: Trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là phải nộp đầy đủ bản sao của các giấy tờ nêu trên (nếu có) và phải tiến hành cam đoan đã nộp đủ các giấy tờ mình có. Nếu nội dung cam đoan không đúng sự thật, người yêu cầu cố ý chỉ nộp bản sao những giấy tờ, tài liệu có lợi để đăng ký lại khai sinh thì việc đăng ký lại khai sinh sẽ không có giá trị pháp lý.
Như vậy, mẹ bạn có thể sử dụng Giấy chứng minh nhân dân và Sổ hộ khẩu của giá đình để làm thủ tục đăng ký lại giấy khai sinh. Sau khi được cấp giấy khai sinh thì mẹ bạn phải thủ tục điều chỉnh các giấy tờ có liên quan theo ngày, tháng, năm sinh theo giấy khai sinh.
- Thứ ba, trình tự đăng ký lại khai sinh:
– Bước 1, công dân chuẩn bị và nộp 01 bộ hồ sơ nêu trên tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Bước 2, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiến hành tiếp nhận hồ sơ và ghi và cấp Giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả cho công dân; thực hiện việc luân chuyển hồ sơ vừa tiếp nhận đến bộ phận chuyên môn.
– Bước 3, công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã thụ lý hồ sơ để tiến hành thẩm định hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ, không đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật thì sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân về việc hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết (trong vòng thời hạn không quá 01 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, thông báo sẽ phải nêu rõ lý do).
+ Trường hợp hồ sơ cần giải trình và bổ sung thêm các giấy tờ, tài liệu thì công chức Tư pháp – Hộ tịch sẽ thông báo cho các tổ chức, cá nhân về việc tiến hành bổ sung hồ sơ (công việc này được thực hiện trong thời hạn không quá 01 ngày kể từ ngày cung cấp Giấy biên nhận và hẹn trả kết quả cho công dân).
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì sẽ tiến hành các bước tiếp theo dựa trên quy định của pháp luật.
– Bước 4, công chức Tư pháp – Hộ tịch tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký Giấy Khai sinh và tiến hành ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký lại khai sinh ký vào Sổ hộ tịch và trả kết quả cho công dân theo ngày hẹn ghi trên Giấy biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Thứ tư, thẩm quyền đăng ký lại khai sinh:
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người yêu cầu đăng ký thường trú.
- Thứ năm, lệ phí đăng ký lại khai sinh:
Lệ phí đăng ký lại khai sinh sẽ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành tuy nhiên theo quy định tại Thông tư số 179/2015/TT-BTC ngày 13/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu không quá 8.000 đồng (tám nghìn đồng).
Đối với người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật thì sẽ được miễn lệ phí.
Hai là, điều chỉnh thông tin theo Giấy khai sinh
Theo nội dung bạn trao đổi thì mẹ bạn có
– Thứ nhất, điều chỉnh thông tin trên
Để điều chỉnh thông tin trên giấy tờ này mẹ bạn cần liên hệ với cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi trước đây mẹ bạn công tác và người có thẩm quyền ra quyết định này để tiến hành làm thủ tục điều chỉnh. Khi đi cần chuẩn bị tờ đơn xin điều chỉnh thông tin, Quyết định nghỉ việc hưởng lương hưu cũ, bản sao Giấy khai sinh, bản sao và bản chính Giấy Chứng minh nhân dân và Sổ hộ khẩu để chứng minh có sự thay đổi về năm sinh.
Lưu ý trường hợp này mẹ bạn cần lưu ý về hồ sơ Bảo hiểm xã hội và Sổ lương hưu, nếu các thông tin về năm sinh trên đó sai lệch so với năm sinh trên Giấy Khai sinh thì mẹ bạn cũng phải tiến hành việc điều chỉnh thông tin để không bị ảnh hưởng đến việc hưởng lương hưu hàng tháng.
– Thứ hai, về lý lịch Đảng viên:
Theo quy định tại khoản 9.2 Điều 9 Hướng dẫn 01-HD/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định từ ngày 18/8/2016, sẽ không xem xét việc điều chỉnh tuổi (năm sinh) của đảng viên nữa mà thống nhất xác định tuổi của đảng viên theo độ tuổi được khai trong hồ sơ lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng. Như vậy đối với lý lịch Đảng viên mẹ bạn không cần phải làm thủ tục điều chỉnh thông tin, việc năm sinh sai lệch không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt Đảng của mẹ anh nên không cần thiết phải điều chỉnh.