Làm lại chứng minh nhân dân theo sổ hộ khẩu mới. Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú có phải đổi chứng minh nhân dân không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang chuyển hộ khẩu từ tỉnh khác về Hà Nội. Xin hỏi tôi có phải làm lại chứng minh nhân dân theo nơi ở mới không? Và đến cơ quan nào và cần mang hồ sơ giấy tờ nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ về Chứng minh nhân dân được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 170/2007/NĐ-CP và Nghị định số 106/2013/NĐ-CP, những trường hợp sau đây công dân phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:
“a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Công dân được cấp đổi Chứng minh nhân dân phải nộp lệ phí theo quy định.”
Như vậy, với quy định nêu trên, trường hợp này phải đổi chứng minh nhân dân. Để được đổi CMND, cá nhân chuyển hộ khẩu thường trú cần liên hệ và nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện hoặc Công an tỉnh Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để được giải quyết.
Hồ sơ gồm:
– Sổ hộ khẩu.
– Đơn đề nghị cấp CMND (mẫu CM3), có ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn.
– 02 ảnh 3×4 thực hiện tại
– In vân tay hai ngón trỏ (thực hiện tại Cơ quan công an);
– Nộp lại Chứng minh nhân dân cũ.
Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục trên đây, cơ quan công an sẽ cấp cho bạn Chứng minh nhân dân mới trong thời gian sớm nhất, tối đa không quá 15 ngày.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, trường hợp bạn đã chuyển hộ khẩu vào tỉnh khác thì bạn phải làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân tại cơ quan Công an cấp quận, huyện nơi bạn có đăng ký thường trú.
Hiện nay, theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BCA ngày 16/5/2012 Quy định về mẫu Chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân sẽ được cấp lại theo mẫu mới, theo đó số Chứng minh nhân dân gồm 12 chữ số thay cho 09 chữ số như mẫu chứng minh nhân dân cũ đã được cấp trước đây. Ngoài ra, Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 27/2012/TT-BCA cũng quy định rõ: “Chứng minh nhân dân đã được cấp theo Quyết định số 998/2001/QĐ-BCA(C11) ngày 10/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc ban hành các biểu mẫu sử dụng trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội còn thời hạn thì vẫn có giá trị sử dụng; trường hợp cần đổi theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này thì thực hiện theo Thông tư này”.
Do đó, nếu bạn xin đổi chứng minh nhân dân vào thời điểm này thì số trên chứng minh nhân dân mới của bạn sẽ khác với số trên chứng minh nhân dân cũ. Để sử dụng các giấy tờ, bằng cấp có liên quan đến số chứng minh nhân dân cũ không gặp nhiều phiền phức, đồng thời để giải quyết các giao dịch (như giao dịch về nhà, đất, việc làm, giao dịch với Ngân hàng…) đã được thiết lập trước đó với cá nhân, cơ quan, tổ chức, khi làm thủ tục cấp đổi chứng minh nhân dân, bạn có thể yêu cầu cơ quan Công an cấp thêm Giấy xác nhận về số chứng minh cũ.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Có được đính chính tên bị sai trong sổ hộ khẩu?
– Cải chính ngày tháng năm sinh trong sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại