Trong bất kỳ một tổ chức hoặc doanh nghiệp nào, kế toán viên đóng vai trò quan trọng, họ có trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý tài chính, quản lý thu nhập và chi phí, đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật về kế toán/thuế. Vậy kế toán viên có phải kê khai tài sản và thu nhập hay không?
Mục lục bài viết
1. Làm kế toán viên có phải kê khai tài sản, thu nhập không?
Trước hết, vị trí kế toán viên là một trong những vị trí có vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động của một công ty/doanh nghiệp. Công việc của kế toán viên bao gồm kiểm tra, thu thập, phân tích và xử lý các thông tin, dữ liệu liên quan đến tài chính, kinh tế, thuế … từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh cho doanh nghiệp một cách chính xác nhất, kế toán viên giúp cho doanh nghiệp định hướng tầm nhìn phát triển trong tương lai, từ đó đưa ra các biện pháp kinh tế để điều chỉnh sao cho phù hợp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 130/2020/NĐ-CP kiểm soát tài sản, thu nhập người có chức vụ, quyền hạn, có quy định cụ thể về những người có nghĩa vụ kê khai tài sản và thu nhập hằng năm. Theo đó, các chức danh sau đây sẽ cần phải tuân thủ nghĩa vụ kê khai hằng năm. Cụ thể bao gồm:
– Cá nhân giữ chức vụ chấp hành viên;
– Cá nhân giữ chức vụ điều tra viên;
– Cá nhân giữ chức vụ kế toán viên;
– Cá nhân giữ chức vụ kiểm lâm viên;
– Cá nhân giữ chức vụ kiểm sát viên;
– Kiểm soát viên ngân hàng;
– Kiểm toán viên;
– Kiểm soát viên thị trường;
– Kiểm tra viên của đảng;
– Kiểm tra viên của hải quan;
– Cá nhân giữ chức vụ thanh tra viên hoặc thẩm phán;
– Kiểm tra viên trong lĩnh vực thuế.
Theo đó thì có thể nói, những chức danh trên đây sẽ cần phải thực hiện nghĩa vụ kê khai tài sản hằng năm.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020 có quy định về phương thức và thời điểm kê khai tài sản/thu nhập. Cụ thể như sau:
– Kê khai lần đầu sẽ được thực hiện đối với những trường hợp cơ bản sau đây:
+ Người đang giữ vị trí công tác căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Văn bản hợp nhất luật phòng chống tham nhũng năm 2020 tại thời điểm luật phòng chống tham nhũng có hiệu lực thi hành. Quá trình kê khai cần phải được hoàn thành trước giai đoạn ngày 31 tháng 12 năm 2019;
+ Những người lần đầu giữ chức vụ công tác căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Văn bản hợp nhất luật phòng chống tham nhũng năm 2020. Quá trình kê khai cần phải được hoàn thành chậm nhất là 10 ngày được tính kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng hoặc bố trí vào vị trí công tác.
– Kê khai bổ sung sẽ được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có sự biến động về tài chính, biến động về thu nhập trong năm với giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Hoạt động kê khai cần phải được hoàn thành trước giai đoạn ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, biến động về tài chính;
– Kê khai hằng năm sẽ được thực hiện đối với những trường hợp cơ bản như sau:
+ Những người giữ chức vụ từ giám đốc Sở hoặc cấp tương đương trở lên, đồng thời việc kê khai cần phải được hoàn thành trước giai đoạn ngày 31 tháng 12;
+ Những người không giữ chức vụ nêu trên làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai cần phải được hoàn thành trước giai đoạn ngày 31 tháng 12.
Theo đó thì có thể nói, theo các điều luật phân tích nêu trên, kế toán viên sẽ cần phải có trách nhiệm kê khai tài sản, kê khai thu nhập hằng năm.
2. Tài sản, thu nhập kế toán viên phải kê khai hằng năm bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020 có quy định về tài sản và thu nhập cần phải kê khai. Theo đó, tài sản và thu nhập kế toán viên cần phải kê khai hằng năm sẽ bao gồm:
– Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các công trình xây dựng, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất, gắn liền với nhà ở hoặc ở liền với các công trình xây dựng;
– Kim khí quý, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá, các loại động sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự, mỗi loại tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
– Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
– Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
3. Có những phương thức kê khai tài sản nào đối với công chức, cán bộ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020 có quy định về phương thức và thời điểm kê khai tài sản/kê khai thu nhập. Cụ thể như sau:
– Kê khai lần đầu sẽ được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
+ Những người đang giữ vị trí công tác căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020 tại thời điểm Luật phòng chống tham nhũng có hiệu lực thi hành trên thực tế. Quá trình kê khai cần phải hoàn thành trước giai đoạn ngày 31/12 năm 2019;
+ Những người lần đầu giữ các vị trí công tác căn cứ theo quy định tại điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020. Quá trình kê khai cần phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày được tính kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác đó.
– Hoạt động kê khai bổ sung sẽ được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có sự biến động về tài sản, biến động về thu nhập trong năm có giá trị dao động từ 300.000.000 đồng trở lên. Quá trình kê khai trong trường hợp này bắt buộc phải hoàn thành trước giai đoạn 31/12 của năm có sự biến động về tài sản hoặc biến động về thu nhập;
– Kê khai hằng năm sẽ được thực hiện đối với những trường hợp cơ bản sau đây:
+ Những người giữ chức vụ giám đốc Sở hoặc cấp tương đương trở lên, hoạt động kê khai bắt buộc phải hoàn thành trước giai đoạn 31/12;
+ Những người không thuộc trường hợp nêu trên tuy nhiên đang làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật, hoạt động kê khai cần phải hoàn thành trước giai đoạn 31/12.
– Kê khai phục vụ cho công tác quản lý cán bộ sẽ được thực hiện đối với những trường hợp cơ bản sau:
+ Những người có Nghĩa vụ kê khai căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020 khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, tiến cử để giữ các chức vụ khác. Hoạt động kê khai phải được hoàn thành trong khoảng thời gian 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, dự kiến phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hoặc cử để giữ các chức vụ khác;
+ Người có nghĩa vụ kê khai căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020. Thời điểm kê khai sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Theo đó thì có thể nói, hiện nay đang tồn tại 04 phương thức kê khai tài sản đối với các cán bộ và công chức theo như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2020 Luật Phòng chống tham nhũng;
– Nghị định 130/2020/NĐ-CP kiểm soát tài sản, thu nhập người có chức vụ, quyền hạn;
– Công văn 9310/VPCP-V.I của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ;
– Quyết định 226/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2021 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020.
THAM KHẢO THÊM: