Tiền lương trong thời gian thử việc của người giúp việc cũng được áp dụng theo quy định chung của pháp luật là do các bên tự thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Mục lục bài viết
1. Lao động giúp việc là gì?
Căn cứ theo quy định tại điều 161,
Theo đó ta có thể xác định được các công việc trong gia đình theo quy định của Bộ luật này sẽ bao gồm các công việc như là:
– Công việc nội trợ,
– Quản gia,
– Chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già,
– Lái xe,
– Làm vườn
– Các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
2. Quy định về tiền lương thời gian thử việc của người giúp việc:
Liên quan đến việc xác định tiền lương thời gian thử việc của người giúp việc thì ta căn cứ theo quy định tại Điều 26 Bộ luật lao động 2019 quy định về tiền lương thử việc. Theo quy định này thì ta có thể xác định được tiền lương của người giúp việc trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Theo đó, có thể hiểu rằng trong thời gian thử việc, nếu người giúp việc và người sử dụng lao động có sự thỏa thuận về mức tiền lương đối với công việc sẽ làm thì mức tiền lương trong thời gian thử việc ít nhất bằng 85% mức tiền lương đã thỏa thuận. Còn nếu hai bên chưa thỏa thuận được mức tiền lương đối với công việc sẽ làm thì mức tiền lương trong thời gian thử việc ít nhất bằng 85% mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định
Tóm lại, tiền lương trong thời gian thử việc của người giúp việc cũng được áp dụng theo quy định chung của pháp luật là do các bên tự thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
3. Lao động giúp việc phải thử việc trong bao lâu?
Để xác định vấn đề người giúp việc phải thử việc trong bao lâu thì ta căn cứ theo quy định tại điều 25, Bộ luật lao động 2019 quy định về thời gian thử việc. Theo quy định này thì có thể hiểu rằng căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận với nhau về thời gian thử việc. Tuy nhiên, một công việc chỉ được thử việc một lần và bảo đảm điều kiện:
Một, đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định thì thời gian thử việc không quá 180 ngày
Hai, đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc không quá 60 ngày
Ba, đốii với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ thì thời gian thử việc không quá 30 ngày
Bốn, đối với công việc khác thì thời gian thử việc không quá 06 ngày làm việc.
Như vậy, từ quy định này ta có thể xác định được rằng đối với thời gian thử việc của người lao động giúp việc sẽ do người sử dụng alo động và người lao động giúp việc thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên,thời gian thử việc đối với lao động giúp việc theo quy định là không quá 06 ngày làm việc.
Đồng thời, người lao động giúp việc cũng cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến thời gian thử việc để đảm bảo quyền lợi cho mình như là:
Thứ nhất, theo quy định của pháp luật hiện hành khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Do đó, nếu người lao động giúp việc thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối. Còn nếu thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Thứ hai, trong thời gian thử việc, người lao động giúp việc có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
4. Hình thức và nội dung hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc:
Căn cứ theo quy định tại điều 89 nghị định 145/2020/NĐ-CP thì ta có thể thấy rằng pháp luật lao động quy định rất cụ thể rằng đối với lao động là người giúp việc thì khi người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Hình thức hợp đồng lao động ký kết phải bằng văn bản theo quy định Bộ luật Lao động 2019. Theo đó thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
Còn đối với ội dung hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người giúp việc thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động. Có nghĩa là người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thỏa thuận cụ thể các quyền, nghĩa vụ và lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động để thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế nhưng phải bảo đảm các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động.
Tóm lại, từ các quy định nêu trên ta có thể xác định được rằng khi ký kết hợp đồng lao động với người giúp việc thì phải lập thành văn bản và nội dung của hợp đồng cũng phải tuân theo các quy định của Bộ luật lao động như đối với các lao động khác.
4. Lao động giúp việc có được đóng bảo hiểm xã hội khồng?
4.1 Quy định về việc đóng bảo hiểm xẫ hội cho lao động giúp việc:
Hiện nay, nghề giúp việc là một nghề khá phổ biến do nhu cầu cuẩ các giâ đình ngày càng nhiều. Một trong số những vấn đề được quan tâm nhất là liệu người lao động giúp việc có được đóng bảo hiểm xã hội như những người lao động khác hay không?
Để giải quyết vấn đề này thì ta căn cứ theo Khoản 2 Điều 163
Theo quy định này ta có thể hiểu rằng pháp luật quy định người sử dụng lao động phải trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tức là, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm.
Tóm lại, từ quy định trên có thể hiêu rằng, đối với lao động giúp việc thì người sử dụng lao động sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho họ. Mà, người sử dụng lao động sẽ chỉ trả trực tiếp khoản tiền tương đương với số tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động giúp việc để họ tự tham gia bảo hiểm. Khi đó, người lao động giúp việc có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
1.2 Lao động giúp việc muốn được đóng bảo hiểm xã hổi phải làm thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo đó, hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các giất tờ, tài liệu sau đây:
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội
– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân
– Sổ hộ khẩu
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như đã nêu trên thì bạn chỉ cần hò sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi bạn đang có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Đồng thời bạn xuất trình chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ tạm trú để có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật lao động 2019
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP nghị định quy định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.