Theo quy định của pháp luật, khai sinh là sự kiện hộ tịch xác định và đánh dấu sự ra đời, tồn tại của mỗi cá nhân bất kỳ. Vậy làm giấy khai sinh bỏ trống tên mẹ có được không?
Mục lục bài viết
1. Làm giấy khai sinh bỏ trống tên mẹ có được không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về quyền được khai sinh, khai tử. Cụ thể như sau:
– Cá nhân từ khi sinh ra sẽ có quyền được khai sinh;
– Cá nhân khi chết sẽ có quyền được khai tử;
– Trẻ em sinh ra mà còn sống trong khoảng thời gian từ đủ 24h trở lên mới chết thì trẻ em đó sẽ cần phải được khai sinh và khai tử. Nếu trẻ em sinh ra mà sống dưới 24h thì sẽ không cần phải thực hiện thủ tục khai sinh và khai tử, chưa trường hợp cha đẻ hoặc mẹ đẻ của trẻ em đó có yêu cầu;
– Việc khai sinh và khai tử sẽ do pháp luật về hộ tịch quy định cụ thể.
Theo đó thì có thể nói, cá nhân từ khi sinh ra sẽ có quyền được khai sinh. Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (sửa đổi tại Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến), có quy định về hoạt động đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha mẹ. Cụ thể như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đang cư trú là cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm và nghĩa vụ tiến hành hoạt động đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha, chưa xác định được mẹ;
– Trong trường hợp chưa xác định được cha, thì khi tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán và quốc tịch cho con, cần phải được xác định theo họ, dân tộc, quê quán và quốc tịch của người mẹ. Phần ghi về thông tin của người cha trong sổ hộ tịch và khai sinh của đứa trẻ sẽ cần được để trống;
– Nếu vào thời điểm tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh cho người tra yêu cầu làm thủ tục nhận con căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật hộ tịch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cần phải kết hợp giải quyết việc nhận con và thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật. Nội dung đăng ký khai sinh trong trường hợp này sẽ được xác định căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (sửa đổi tại Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến);
– Trong trường hợp trẻ em chưa xác định được mẹ, mà khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì sẽ phải được giải quyết căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 15 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (sửa đổi tại Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến), phần khai thông tin liên quan đến người mẹ trong sổ hộ tịch và giấy khai sinh của đứa trẻ đó cần phải được để trống;
– Thủ tục thực hiện hoạt động đăng ký khai sinh cho trẻ em không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha mẹ sẽ cần phải được thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (sửa đổi tại Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến), trong sổ hộ tịch cần phải ghi rõ thông tin về việc trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.
Như vậy có thể nói, theo quy định của pháp luật hiện nay, hoàn toàn có thể làm giấy khai sinh cho con nhưng không có tên của người mẹ. Hay nói cách khác, vẫn có thể làm giấy khai sinh cho con bỏ trống tên mẹ, hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nội dung đăng ký khai sinh sẽ bao gồm những vấn đề gì?
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về nội dung đăng ký khai sinh. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của
– Thông tin của người được đăng ký khai sinh bao gồm họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi sinh, quốc tịch và dân tộc;
– Thông tin của cha, thông tin của mẹ của người được đăng ký khai sinh, trong đó bao gồm họ và tên, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, nơi cư trú;
– Mã số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
– Bên cạnh đó, việc xác định quốc tịch, xác định dân tộc, họ của người khai sinh sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật về dân sự.
Như vậy, trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải đảm bảo đầy đủ các nội dung theo như phân tích nêu trên.
3. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 14 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (sửa đổi tại Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến), có quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi như sau:
– Người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi sẽ phải có nghĩa vụ bảo vệ trẻ em đó phải tiến hành hoạt động thông báo ngay lập tức cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đỡ trẻ em đó bị bỏ rơi. Trong trường hợp trẻ em bỏ rơi tại các cơ sở y tế thì Thủ trưởng của các cơ sở ý tế đó sẽ phải có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan có thẩm quyền. Ngày sau khi nhận được thông báo, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng công an cấp xã nơi trẻ em bị bỏ rơi sẽ phải có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về vấn đề trẻ em bị bỏ rơi, giao đứa trẻ đó cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng đảm bảo tính mạng, sức khỏe của đứa trẻ, phù hợp với quy định của pháp luật;
– Sau khi lập biên bản, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ cần phải niêm yết tại trụ sở của Ủy ban nhân dân trong khoảng thời gian 07 ngày liên tiếp về việc trẻ em bị bỏ rơi;
– Khi hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha mẹ đẻ của đứa trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã cần phải thông báo cho các cá nhân và tổ chức đảng tạm thời nuôi dưỡng đứa trẻ để tiến hành hoạt động đăng ký khai sinh cho đứa trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng bé trẻ sẽ phải có nghĩa vụ thực hiện hoạt động khai sinh cho đứa trẻ. Thủ tục đăng ký khai sinh cho đứa trẻ sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Họ, tên của đứa trẻ sẽ được xác định theo quy định của pháp luật về dân sự trong trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, không xác định được cha mẹ. Nếu không có cơ sở để xác định thời điểm sinh và nơi sinh của đứa bé thì sẽ lấy ngày, tháng phát hiện ra đứa trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh của đứa trẻ. Căn cứ vào thể trạng và tình hình sức khỏe của đứa trẻ để xác định năm sinh. Nơi sinh là nơi phát hiện ra đứa trẻ bị bỏ rơi đó. Quê quán sẽ được xác định theo nơi sinh, quốc tịch của đứa trẻ trong trường hợp này được xác định là quốc tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong phần khai liên quan đến thông tin của cha mẹ và dân tộc của đứa trẻ thì sẽ được để trống, trong sổ hộ tịch cần phải ghi rõ thông tin về trẻ bị bỏ rơi.
Theo đó, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi sẽ được đăng ký khai sinh theo quy định trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
– Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
– Văn bản hợp nhất 1844/VBHN-BTP năm 2023 do Bộ Tư pháp ban hành hợp nhất Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.