Thủ tục làm lại đăng ký kết hôn? Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn? Làm giả giấy tờ để kết hôn bị xử phạt như thế nào? Trích lục bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn khi đã ly hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào Anh chị ! Mong anh chị tư vấn giúp một vấn đề nhỏ như sau! Vợ chồng em kết hôn từ năm 2012, nay giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của vợ chồng em bị mất em. Nay vợ chồng em muốn xin cấp lại bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của vợ chồng em. Nhưng không biết là giấy đó có được cấp lại hay không, nếu được cấp lại thì thủ tục làm thế nào và làm ở đâu. Xin anh chị tư vấn giúp em ah! Em chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 24 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử: “Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.”
Thẩm quyền đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi theo Khoản 1 Điều 25 Nghị định này thuộc “Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.”
Căn cứ Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì thủ tục đăng ký lại kết hôn thực hiện như sau:
1. Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai theo mẫu quy định;
– Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Hộ tịch.
Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Thủ tục làm lại đăng ký kết hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Đăng ký kết hôn của vợ chồng tôi bị mất. Vợ chồng tôi sắp sinh em bé nên muốn làm lại đăng ký kết hôn để làm thủ tục khai sinh. Xin cho biết thủ tục để xin cấp lại đăng ký kết hôn.
Luật sư tư vấn:
Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
1. Thẩm quyền đăng ký lại:
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.
2. Thủ tục đăng ký lại:
Được quy định tại Điều 27 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch về thủ tục đăng ký lại kết hôn.
Cụ thể:
Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai theo mẫu quy định;
– Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Hộ tịch.
Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như quy định tại Khoản 2 Điều này.
Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây.
2. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là giấy tờ quan trọng xác nhận quan hệ vợ chồng của cả hai bên nam và nữ. Hiện nay, việc xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là phổ biến, bởi lẽ do quá trình di cư, chuyển chỗ ở…của vợ chồng mà mất, hoặc hư hỏng.
Theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch thì “Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.”
Về thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.
Về thủ tục, người có yêu cầu đăng ký lại việc kết hôn phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây (nếu có). Trường hợp không có bản sao giấy tờ hộ tịch thì đương sự nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn.. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ hộ tịch và bản chính giấy chứng nhận kết hôn. Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho người đi đăng ký 1 bản chính giấy tờ hộ tịch. Khi đăng ký lại việc kết hôn, các bên đương sự phải có mặt. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đã đăng ký kết hôn trước đây.
Thời gian giải quyết, trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ hộ tịch về việc đăng ký kết hôn. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.
3. Cấp lại giấy chứng nhận kết hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Mình mất giấy chứng nhận kết hôn bản sao & bản chính. Giờ mình muốn làm thủ tục ly hôn có cần giấy chứng nhận kết hôn không? Vậy mình phải đi lục lại giấy chứng nhận kết hôn như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của
Trường hợp trên của bạn theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 có quy định:
“Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.”
Do đó, bạn có thể xin cấp lại bản sao Giấy chứng nhận kết hôn bằng cách gửi đề nghị cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn đến UBND nơi bạn đăng kí kết hôn. UBND sẽ cấp bản sao cho bạn từ Sổ đăng ký kết hôn đang lưu trữ.
Trong trường hợp Sổ đăng ký kết hôn mà UBND đang lưu trữ bị mất hoặc hư hỏng không dùng được, thì bạn làm thủ tục đăng kí lại như sau:
Bạn nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) tới UBND nơi bạn đăng ký kết hôn và bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây, nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và cấp bản chính Giấy chứng nhận kết hôn cho bạn.
4. Làm giả giấy tờ để kết hôn bị xử phạt như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi kết hôn với một người đàn ông Trung Quốc được ba tháng. Tuy nhiên, trong quá trình chung sống người đó luôn đánh đập và mắng chửi tôi thậm tệ nên tôi đã bỏ trốn về Việt Nam. Người đó luôn gọi điện và dọa dẫm tội nếu không về sẽ kiện ra tòa về việc trước đó tôi đã làm giả giấy tờ để kết hôn (trước đó bà mối đã làm giả giấy tờ giúp tôi) và đòi lại số tiền đã tặng gia đình tôi làm của hồi môn. Vậy cho tôi hỏi, nếu kiện ra tòa thi tôi có bị tội gì không và có phải trả lại số tiền người đó đã tặng gia đình tôi không?
Luật sư tư vấn:
Trước hết, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn…”.
Theo đó, hành vi làm giả giấy tờ để kết hôn bị coi là hành vi kết hôn giả tạo và bị pháp
Theo đó, căn cứ Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác sử dụng giấy tờ của mình để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cam đoan, làm chứng sai sự thật về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy chứng nhận kết hôn đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, khi khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Thì khi có dấu hiệu của hành vi vi phạm hành chính như trường hợp của bạn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xử lý. Trường hợp này có thể bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính từ 3.000.0000 đồng đến 5.000.000 đồng. Và Tòa sẽ hủy kết hôn trái pháp luật này giữa bạn và chồng bạn
Điều 12
“1 Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.”
Còn đối với số tiền mà người đàn ông Trung Quốc đã tặng gia đình bạn làm của hồi môn, trường hợp nếu người này biết bạn làm giả giấy tờ nhưng vẫn đồng ý với bạn thì việc tặng cho này là do người đó tự nguyện mà không phải do bạn ép buộc hay dùng thủ đoạn gian dối nên gia đình bạn sẽ không phải trả lại số tiền đó. Trường hợp người này không hề biết việc bạn và bà mối làm giả giấy tờ đồng thời có căn cứ chứng minh việc đã tặng cho tiền gia đình bạn (hóa đơn gửi tiền qua ngân hàng hoặc bưu điện…) thì người đó hoàn toàn có thể kiện đòi lại số tiền đã tặng bạn và gia đình.
5. Trích lục bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn khi đã ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, Tôi kết hôn năm 2003 và ly hôn năm 2007. Hiện tại tôi sống tại Berlin, và vì một số giấy tờ mà cơ quan bên này yêu cầu tôi nộp giấy đăng ký kết hôn, (mặc dù tôi đã nộp cho họ giấy ly hôn và giấy chứng nhận độc thân). Cho tôi hỏi, vậy tôi có xin lại đuợc giấy kết hôn bản gốc không? Chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 57 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn:
“1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.”
Đồng thời theo quy định tại Điều 40 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử:
“1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
2. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người có yêu cầu còn sống tại thời điểm yêu cầu đăng ký lại.”
Có thể thấy khi bạn ly hôn năm 2007, có quyết định có hiệu lực của Tòa án thì quan hệ hôn nhân của bạn đã chấm dứt nên giấy chứng nhận kết hôn của bạn cũng sẽ không còn giá trị pháp lý. Đồng thời, theo quy định trên thì chỉ có trường hợp bị mất giấy chứng nhân kết hôn thì mới được phép đăng ký lại, ngoài ra thì sẽ không còn trường hợp nào khác để được xin cấp lại giấy chứng nhận kết hôn mà thực tế quan hệ hôn nhân của bạn đã chấm dứt từ năm 2007 nên trong trường hợp này bạn không thể xin cấp lại được giấy chứng nhận kết hôn.