Hiện nay, các ngân hàng có khá nhiều hình thức cho vốn, với các điều kiện vay dễ dàng hơn cho khách hàng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng đã giả mạo hồ sơ vay vốn tại ngân hàng, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy đối với việc giả mạo hồ sơ vay vốn ngân hàng sẽ bị xử phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các hình thức cơ bản của vay vốn tại ngân hàng:
Thứ nhất, vay vốn tín chấp
Đây là hình thức vay vốn tại ngân hàng mà không cần phải có tài sản đảm bảo. Khách hàng có nhu cầu chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện vay thì có thực hiện vay vốn. Các sản phẩm vay của hình thức này bao gồm: vay tín chấp theo giấy đăng kí xe, vay tính chấp theo bảo hiểm, vay tính chấp theo thu nhập…
Hồ sơ vay tính chấp này sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị vay vốn theo form của ngân hàng
+ Căn cước công dân/chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc KT3
+ Các loại giấy tờ chứng minh như Bảng xác nhận lương, bản sao kê lương,
Thứ hai, vay vốn thế chấp
Nhắc đến thế chấp thì chắc hẳn ai cũng hiểu đó là hình thức vay bắt buộc phải có tài sản đảm bảo. Các khoản vay phù hợp với hình thức này co thể kể đến như vay mua nhà, mua xe, du học, hay vay để kinh doanh…Tùy thuộc vào mục đích vay thì sẽ bắt buộc có các loại giấy tờ phù hợp.
Các loại giấy tờ cần có:
+ Giấy đề nghị vay vốn của ngân hàng
+ Căn cước công dân/ chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu
+ Giấy đăng kí kết hôn/Giấy xác nhận độc thân
+ Giấy chứng minh mục đích vay vốn của mình
+ Giấy chứng minh tài sản được đăng kí quyền sở hữu chính chủ. Tùy vào loại tài sản mà đưa ra giấy tờ chứng minh phù hợp nhất.
+ Các loại chứng từ có giá trị như sổ tiết kiệm, trái phiếu…
+ Giấy đảm bảo, chứng nhận về bảo hiểm của tài sản đưa ra đảm bảo (trong trường hợp có thì cần được đưa ra).
Như vậy để có thể vay vốn tại ngân hàng, cá nhân, tổ chức có nhu cầu cần phải cung cấp các loại giấy tờ trên trong
2. Các điều kiện cần có để có thể thực hiện vay vốn tại ngân hàng:
Để có thể vay vốn được tại ngân hàng, cá nhân, tổ chức có nhu cầu bắt buộc phải đáp ứng một số điều kiện bắt buộc. Nhìn chung tất cả ngân hàng khi cho vay sẽ yêu cầu một số điều kiện như sau:
+ Cá nhân vay vốn là người có quốc tịch Việt Nam và có đầy đủ các trách nhiệm pháp lý liên quan.
+ Cá nhân phải đủ 18 tuổi trở lên và không quá 60 tuổi.
+ Có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
+ Hồ sơ có đầy đủ các loại theo yêu cầu của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng hỗ trợ.
+ Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, giấy tờ chứng minh cần thu thập theo quy định, yêu cầu của ngân hàng.
+ Hồ sơ chứng minh về chủ sở hữu nguồn tài sản thế chấp đối với trường hợp vay vốn theo hình thức có tài sản đảm bảo.
3. Làm giả hồ sơ để vay vốn ngân hàng bị xử lý thế nào?
Căn cứ theo quy định của pháp luật, đối với hành vi làm giả hồ sơ vay vốn tại ngân hàng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khoản 1, Điều 174
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Theo đó, đối với người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị từ dưới 02 hoặc từ 02 triệu đồng đến 50 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 đến 03 năm. Trường hợp tài sản chiếm đoạt có giá trị lớn hơn sẽ bị xử lý theo quy định nêu trên.
Ngoài ra, trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người vi phạm còn có thể bị xử lý về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, theo quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự.
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hành vi giả mạo hồ sơ vay vốn:
Đối với cá nhân, tổ chức có hành vi lừa để chiếm đoạt tài sản sẽ bị khởi tố điều về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tùy theo mức độ nguy hiểm và giá trị tài sản mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và
Chính vì vậy để không phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật, mỗi cá nhân, tổ chức phải làm việc theo đúng quy định của pháp luật. Tránh trường hợp làm giả hồ sơ vay vốn ngân hàng bắt nguồn từ bất kì lý do gì mà dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn.